5/5 - (5 bình chọn)

1. ĐỊNH NGHĨA

–  Ói là sự tống xuất hoàn toàn hay một phần chất chứa trong dạ dày ra ngoài qua đƣờng miệng, có kết hợp sự co thắt cơ bụng và cơ hoành.

–  Nôn trớ là sự quay trở lại của thức ăn ở dạ dày lên miệng mà không có sự co thắt cơ bụng và cơ hoành.

2. NGUYÊN NHÂN

–  Ói có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý ở nhiều cơ quan khác nhau.

–  Cần lưu ý một số nguyên nhân cần can thiệp khẩn cấp như: lồng ruột, tắc ruột, viêm ruột thừa, viêm não, viêm màng não.

–  Ói cũng gây ra những biến chứng nguy hiểm như: sốc, rối loạn điện giải, toan kiềm.

Tham khảo các bệnh nhi khoa khác tại đây:

  1. Đau bụng mạn tính
  2. Đau bụng cấp tính
  3. Tiếp cận trẻ nhỏ vàng dạ tại phòng khám
  4. Viêm tiểu phế quản

3. TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN

3.1. Hỏi bệnh

–  Thời điểm xuất hiện: ói mới đây hay đã lâu, ói ngay sau sanh hay sau sanh một khoảng thời gian vài tuần.

–  Số lần nôn: lưu ý nếu bệnh nhân nôn tất cả mọi thứ.

–  Cách nôn: nôn thụ động hay ói vọt.

–  Có liên quan đến bữa ăn, tƣ thế, sau ho.

–  Tính chất dịch ói:

+ Ói muộn sau bữa ăn, chứa thức ăn chưa tiêu hóa: gợi ý nguyên nhân tắc đường thoát của dạ dày như hẹp phì đại môn vị, biến dạng môn vị do sẹo loét hành tá tràng.

+  Dịch ói có màu vàng hoặc xanh, kèm đau bụng cơn: gợi ý nguyên nhân tắc nghẽn sau tá tràng (màng chắn tá tràng, lồng ruột, tắc ruột, HC động mạch mạc treo tràng trên, tắc ruột do dính, thoát vị nghẹt).

+  Ói dịch nâu, ói máu: các bệnh lý có tổn thƣơng niêm mạc (viêm thực quản trào ngƣợc, viêm loét dạ dày tá tràng, HC Mallory Weiss, dị ứng sữa).

Triệu chứng đi kèm:

+  Triệu chứng tiêu hóa: đau bụng cơn, tiêu chảy, tiêu máu.

+  Triệu chứng ngoài đường tiêu hóa: sốt, đau đầu, ho, khò khè kéo dài.
– Chế độ dinh dưỡng: sữa công thức, hay sữa mẹ.
– Các thuốc đã dùng (Corticoid, Antihistamin, Morphine).

  • Tiền căn bản thân và gia đình: tiền căn dị ứng, hen suyễn, mề đay, đau đầu migraine, động kinh, chấn thƣơng đầu, tiền căn sản khoa.

 

3.2 Lâm sàng

– Dấu hiệu toàn thân:

+  Tình trạng mất nƣớc: da khô, sụt cân, tiểu ít, mắt trũng, dấu véo da mất chậm.

+  Dấu hiệu toan chuyển hóa: thở nhanh sâu.

  • Khám bụng:

+  Tìm dấu chướng bụng, dấu rắn bò, giảm hoặc mất nhu động ruột (gặp trong tắc ruột).

+  Phản ứng thành bụng (viêm phúc mạc), sờ thấy u lồng, khối u.

+  Thăm trực tràng phân có máu (lồng ruột, viêm ruột), đau túi cùng (viêm ruột thừa, viêm phúc mạc: chỉ có ý nghĩa với trẻ lớn, hợp tác).

+  Gan lách to.

+  Khối thoát vị, vết mổ cũ.

– Các triệu chứng ngoài đƣờng tiêu hóa:

+  Triệu chứng thần kinh: thóp phồng, cổ gượng, dấu hiệu thần kinh định vị, dấu tăng áp lực nội sọ (mạch chậm, huyết áp tăng), tật đầu to, tật đầu nhỏ, tăng hoặc giảm trương lực cơ, đồng tử dãn hay đồng tử không đều hai bên.

+  Bất thường cơ quan sinh dục (không rõ ràng giới tính), da sậm màu: tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh.

3.3. Cận lâm sàng

–  Huyết đồ: tìm dấu hiệu thiếu máu, dấu hiệu nhiễm trùng.

–  Siêu âm bụng: chẩn đoán lồng ruột, tắc ruột, viêm phúc mạc, hẹp phì đại môn vị, viêm tụy, đánh giá gan và đường mật.

–  X-quang bụng đứng không sửa soạn: chẩn đoán tắc ruột, lồng ruột giai đoạn muộn (mực nước hơi).

3.4. Chẩn đoán nguyên nhân

4. XỬ TRÍ

4.1. Nhập cấp cứu khi: rối loạn dấu hiệu sinh tồn: suy hô hấp, sốc, mất nước nặng,…

4.2. Nhập viện khi

–  Có dấu hiệu thần kinh: co giật, thóp phồng, cổ gượng, dầu thần kinh khu trú,…

–  Ói có máu

–  Nôn ói tất cả mọi thứ không ăn uống được

–  Có dấu hiệu mất nƣớc

4.3. Khám chuyên khoa: nghi ngờ bệnh lý tắc nghẽn ngoại khoa.

4.4. Điều trị ngoại trú

–  Điều trị nguyên nhân: tùy theo nguyên nhân, lưTrẻ bị óiu ý bù nƣớc, điện giải và hạ đường huyết

–  Thuốc chống ói: domperidone 0,25 – 0,5 mg/kg/ngày chia 3-4 lần/ngày. Lƣu ý các chỉ định và chống chỉ định.

–  Hướng dẫn chế độ dinh dƣỡng:

+  Chia nhỏ bữa ăn, ăn từng ít một

+  Duy trì chế độ ăn theo lứa tuổi của bé.

–  Xử trí ngay khi bé ói

+  Đặt trẻ nằm đầu thấp, nghiêng một bên, làm sạch mũi miệng.

+  Nếu bé không khóc, tím, giảm trương lực cơ thì tiếp tục hút mũi, đặt bé nằm sấp vỗ lưng bé.

–  Các dấu hiệu phải đưa bé đi khám ngay

+  Ói tất cả mọi thứ

+  Dịch ói có màu vàng, xanh, ói có máu

+  Bé uống háo hức hoặc không uống được

+  Tiêu phân có máu

+  Li bì hoặc kích thích.