Rate this post

1. ĐẠI CƯƠNG

Viêm tiểu phế quản là bệnh lý viêm cấp tính của các phế quản cỡ nhỏ và trung bình, gặp ở trẻ < 2 tuổi, đặc trưng bởi hội chứng lâm sàng: ho, khò khè, thở nhanh và co lõm ngực.

2. NGUYÊN NHÂN

– Respiratory syncytial virus (RSV): chiếm đa số, khả năng lây lan rất cao, có thể gây thành dịch. Tỉ lệ mắc bệnh cao ở lứa tuổi 2 – 24 tháng.

– Human metapneumovirus: 8%

– Virus khác: Rhinovirus, Adenovirus, Parainfluenzavirus, Enterovirus, Influenzavirus, Mycoplasma,…

3. CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán viêm tiểu phế quản chủ yếu dựa vào tuổi, triệu chứng lâm sàng, yếu tố dịch tễ của RSV trong cộng đồng. Các xét nghiệm thƣờng quy thƣờng không đặc hiệu.

3.1. Bệnh sử

– Khởi đầu với các triệu chứng nhiễm siêu vi: sổ mũi, ho, không sốt hoặc sốt nhẹ.

– Trong 1 – 2 ngày diễn tiến nhanh đến suy hô hấp, khò khè, thở nhanh co lõm ngực.

3.2. Tiền căn

– Khò khè trước đó (nếu ≥ 2 lần cần phân biệt với suyễn).

– Yếu tố nguy cơ:

+ Tuổi < 3 tháng.

+ Tiền sử sanh non, nhẹ cân, suy hô hấp sơ sinh.

+ Bệnh tim bẩm sinh, bệnh phổi mạn tính kèm theo: tim bẩm sinh tím, cao áp phổi, loạn sản phế quản phổi,…

+ Suy dinh dưỡng nặng.

+ Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải.

3.3. Thăm khám

– Thở nhanh, co lõm ngực, thì thở ra kéo dài

– Ngưỡng thở nhanh theo tuổi:

+ < 2 tháng ≥ 60 lần/phút

+ 2 tháng – dưới 12 tháng ≥ 50 lần/phút

+ 12 tháng – 5 tuổi ≥ 40 lần/phút

– Phổi: có thể có ran ẩm, ran ngáy, ran rít hoặc không nghe ran.

3.4. Cận lâm sàng

– Công thức máu: bạch cầu trong giới hạn bình thường.

– X-quang ngực:

+ Ứ khí

+ Dày thành phế quản hoặc viêm phổi kẽ

+ Xẹp phổi

+ Bình thường.

3.5. Chẩn đoán phân biệt

– Suyễn nhũ nhi: khò khè ≥ 3 lần có đáp ứng với thuốc dãn phế quản

– Viêm phổi hoặc viêm phổi đi kèm

– Ho gà: trẻ < 3 tháng chƣa đƣợc chủng ngừa

– Dị vật đường thở bỏ quên

– Suy tim

– Trào ngược dạ dày thực quản

– Các nguyên nhân hiếm gặp khác: mềm sụn thanh quản, vòng nhẫn mạch máu, bất thƣờng khí phế quản,…

4. XỬ TRÍ

4.1. Nhập cấp cứu

  • Khi có dấu hiệu suy hô hấp nặng

4.2. Nhập viện

– Biểu hiện nhiễm trùng, bú kém.

– Khó thở (phập phồng cánh mũi, co kéo cơ liên sườn), thở nhanh (theo lứa tuổi)

– Ba mẹ không có điều kiện chăm sóc bé tại nhà.

– Có một trong các yếu tố nguy cơ.

4.3. Điều trị ngoại trú

Nguyên tắc điều trị: chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ.

Điều trị hỗ trợ:

– Kháng sinh: Kháng sinh chỉ định khi có bằng chứng bội nhiễm vi trùng hoặc lâm sàng có dấu hiệu nặng chƣa loại trừ nhiễm trùng:

+ Sốt cao đột ngột hoặc kéo dài.

+ Diễn tiến lâm sàng xấu nhanh trong vòng 24 – 48 giờ.

+ Bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân chiếm ưu thế + CRP > 20 mg/l

+ X-quang có thâm nhiễm đông đặc phổi. Có thể sử dụng kháng sinh như trong điều trị viêm phổi.

– Thuốc dãn phế quản:

+ Có thể sử dụng khi chưa loại trừ suyễn.

+ Khí dung salbutamol: 0,15 mg/kg/lần (tối thiểu 2,5mg; tối đa 5mg/lần).

+ Không khuyến cáo dùng dãn phế quản đƣờng uống.

+ Không dùng kháng Cholinergic.

– Corticosteroid:

+ Còn nhiều tranh cãi, không khuyến cáo dùng thƣờng qui ở trẻ khỏe mạnh và trẻ nhỏ viêm tiểu phế quản lần đầu.

+ Có thể có hiệu quả ở những bệnh nhân có bệnh phổi mạn tính (loạn sản phế quản phổi) và bệnh nhân khò khè nhiều lần trƣớc đó.

+ Khí dung corticoid không hiệu quả trong dự phòng khò khè tái phát.

– Nước muối ưu trương Natri chlorua 3% phun khí dung:

+ Có tác dụng làm giảm phù nề đường thở và nút nhầy.

+ Dùng Natri chlorua 3% đơn độc không kèm thuốc dãn phế quản.

+ Natri chlorua 3% hiệu quả hơn Natri chlorua 9‰ trong cải thiện triệu chứng nặng và giảm thời gian nằm viện.

+ Sử dụng ở những bệnh nhân:

  • Lần đầu tiên khò khè
  • Không có bệnh lý tim mạch, bệnh phổi mạn tính.

– Vật lý trị liệu hô hấp: không chỉ định thƣờng qui, chỉ định trong những trường hợp có xẹp phổi.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here