suy tim
5/5 - (1 bình chọn)

Chưa đến một nửa số bệnh nhân suy tim cần sử dụng thuôc skhasng aldosteron , cần lựa chọn đối tượng phù hợp để điều trị suy tim phấn suất tống máu giảm.

ACEI và ARB, chẹn beta và đối kháng Aldosteron được xem là bộ ba thuốc giảm tỷ lệ tử vọng ở các bệnh nhân này . Tiếp tục khuyến cáo bắt đầu với ACEI và ARB kèm theo các thuốc chẹn beta được chứng minh ( metoprolol succinat , carvediol hoặc bisoprolol ) chỉnh liều hai nhóm thuốc đến liều mục tiêu dung nạp được .

Trong hầu hết các trường hợp sau đó , khuyến cáo thêm thuốc kháng aldosteron nếu bệnh nhân còn các triệu chứng cho dù là nhẹ ( khó thở hoặc kiệt sức khi hoạt động bình thường ):

– Spironolacton được ưa dùng hơn eplerenon do chi phí thấp hơn . Tuy nhiên 10 % nam giới sử dụng spironolacton có tình trạng vú to.

– Đề nghị bắt đầu với liều thấp và tăng chậm thuốc đối kháng aldosteron nhằm hạn chế tình trạng tăng kali máu . thường khuyến khích bắt đầu với liều 12,5 mg/ ngày và tăng đến 25 mg/ ngày sau 4 tuần đố với spironolacton . tăng liều lên đến 50 mg/ ngày có thể gây ra tăng kali máu cao hơn và thường không cần thiết.

– Đảm bảo bệnh nhân có thể xét nghiệm thường xuyên khi phối hợp thuốc đối kháng aldosteron với ACEI VÀ ARB . Tư vấn kiểm tra nồng độ kali và chức năng thận từ sau 3-7 ngày trong 1 tháng , kiểm tra lại mỗi 3 tháng say khi bắt đầu phối hợp . Theo dõi sau khi tăng liều ACEI , ARB, kháng aldosteron hoặc chỉnh liều thuốc lợi tiểu.

– Co thể phối hợp thuốc kháng aldosteron với chẹn beta và Entresto . Sử dụng Entrestothay thế Cho ACEI có thể giúp cải thiện kết quả nhưng lại gây hạ huyết áp nhiều hơn và tiêu tốn tiền hơn Cảnh báo bệnh nhân tránh sử dụng NSAID do có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng suy tim và chức năng thận. Cảnh báo về các thuốc và thức ăn có thể làm tăng lượng Kali ( trimethoprim, TMP/SMX , các sản phẩm thay thế muối , khoai tây ) và khuyến cáo ngưng hoặc giảm các thực phẩn chức năng bổ xung kali sử dụng theo lịch trình.

Tài liệu tham khỏa:

1. Circulation 2017 ; 136(6):e137-e161.

2. J Am Heart Assoc 2016;5(3):e002493.

3. J Am Heart Assoc 2015;5(12):e002268.

4. J Am Coll Cardiol 2017 ;70(16):2048-90

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here