5/5 - (3 bình chọn)

1. ĐỊNH NGHĨA

Đau bụng cấp là những cơn đau vùng bụng từ nhẹ đến dữ dội, thƣờng xảy ra đột ngột. Đây là triệu chứng thƣờng gặp và không đặc hiệu ở trẻ em, có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nội và ngoại khoa từ nhẹ đến nặng.

Đau Bụng Cấp Tính

2. NGUYÊN NHÂN

Sơ sinh2 tháng – 2 tuổi2 – 5 tuổi> 5 tuổi
Thường gặpColic Trào ngược dạ dày- thực quảnViêm dạ dày ruột
Nhiễm siêu vi
Viêm dạ dày ruột

Táo bón

Viêm họng

Viêm tai giữa

Nhiễm siêu vi

Viêm dạ dày ruột Táo bón
Viêm họng Nhiễm siêu vi
Ngoại khoaXoắn ruột Tắc ruột, dính ruột Thủng tạng rỗng Xoắn tinh hoàn

Viêm ruột hoại tử.

Lồng ruột

Hẹp môn vị phì đại

Xoay ruột bất toàn

Xoắn tinh hoàn

Thoát vị nghẹt
Chấn thương bụng

Dị vật tiêu hóa

Viêm ruột thừa

Chấn thương bụng

Lồng ruột

Dị vật tiêu hóa

Tắc ruột

Xoắn buồng trứng/tinh hoàn

Viêm ruột thừa
Chấn thương bụngThủng ổ loét DDTTTắc ruột

Xoắn buồng trứng/tinh hoàn
Nang buồng trứng vỡ

 

Thai ngoài tử cung

KhácDị ứng sữaHirschsprung Hội chứng urê huyết tán huyết (HUS) Viêm túi thừa Meckel Viêm gan Ngộ độc

Dị ứng thức ăn
Nhiễm trùng tiểu

U bướu Bất dung nạp lactose

Viêm phúc mạc nguyên phát

Nhiễm trùng tiểu

Viêm phổi Henoch Schonlein Áp-xe ổ bụng

Viêm gan

Túi thừa Meckel

Ngộ độc

Viêm hạch mạc treo

Nhiễm toan ketone/tiểu đường
Viêm phổi
Nhiễm trùng tiểu, Sỏi thận Hội chứng tán huyết urê huyết caoHenoch Schonlein.
Trào ngược dạ dày thực quản
Viêm ruột mạn
Áp-xe ổ bụng
Viêm túi mật, Viêm tụy Viêm gan
Túi thừa Meckel
Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim
Cơn migraine bụng Viêm hạch mạc treo
Đau bụng kinh
Viêm vùng chậu
Hội chứng Mittelschmerz

3. TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN

3.1. Bệnh sử

– Đặc điểm cơn đau: khởi phát (từ từ, đột ngột), vị trí, kiểu đau (từng cơn, âm ỉ, co thắt), hƣớng lan (khu trú, lan tỏa), yếu tố giảm đau (sau đi tiêu, tƣ thế chổng mông, sau nôn ói…). Ở trẻ nhỏ, đau bụng có thể biểu hiện bằng các cơn khóc thét kéo dài, bú kém, kích thích,…

+  Viêm ruột thừa: đau quanh rốn, lan hố chậu phải.

+  Xoắn buồng trứng, tinh hoàn: đau đột ngột, khu trú, dữ dội.

+  Lồng ruột: đau từng cơn, co thắt.

+  Viêm dạ dày ruột: đau mơ hồ, lan tỏa.

+  Viêm túi mật, gan: đau hạ sườn phải.

+  Viêm loét dạ dày tá tràng: đau thượng vị, khu trú.

+  Viêm tụy: đau quanh rốn, thượng vị âm ỉ, lan sau lƣng. Triệu chứng đi kèm:

+  Toàn thân: sốt, mệt mỏi.

+  Đau họng.

+  Nhức đầu: nhiễm siêu vi, viêm họng.

+  Nôn ói: cần loại trừ xoắn ruột (ói dịch mật ở trẻ sơ sinh), lồng ruột ở nhũ nhi, viêm ruột thừa.

+  Tiêu chảy: thường gặp trong viêm dạ dày ruột, nhiễm trùng tiểu, lồng ruột (tiêu máu ở nhũ nhi) hay viêm ruột, bệnh Crohn, hội chứng urê huyết tán huyết (tiêu đàm máu).

+  Ho, thở nhanh, đau ngực: trong viêm phổi.

+  Tiểu lắt nhắt, tiểu gắt, tiểu khó trong nhiễm trùng tiểu hay tiểu nhiều, khát nước trong nhiễm toan ceton tiểu đường.

+  Tiểu máu: trong sỏi hệ niệu, Henoch Schonlein purpura, hội chứng tán huyết urê huyết cao.

+  Đau khớp: Henoch Schonlein purpura.

3.2. Tiền căn

–  Phẫu thuật ở bụng: gợi ý tắc ruột do dính, Hirschsprung

–  Chấn thương bụng.

–  Bệnh nội khoa: tiểu đường, hội chứng thận hư.

–  Phụ khoa: kinh nguyệt, huyết trắng

–  Thuốc đã dùng

–  Đau tương tự trước đây.

3.3. Khám lâm sàng

–  Tổng trạng

+  Dấu hiệu giảm thể tích, mất nước: chấn thƣơng bụng, xoắn ruột, lồng ruột, viêm phúc mạc.

+  Vàng da: bệnh lý gan, tán huyết.

–  Sinh hiệu

+  Sốt gợi ý bệnh nhiễm trùng: viêm ruột thừa, viêm dạ dày ruột, viêm họng, nhiễm trùng tiểu,…

+  Thở nhanh: viêm phổi, toan chuyển hóa (trong nhiễm toan ceton, viêm dạ dày ruột kèm mất nƣớc, viêm phúc mạc, tắc ruột,…)

+  Huyết áp thấp: xuất huyết do chấn thƣơng bụng, xoắn ruột, tắc ruột, lồng ruột, viêm phúc mạc ruột thừa.

–  Khám bụng (cần loại trừ bụng ngoại khoa)

+  Bụng chƣớng

+  Nhu động ruột

+  Vị trí đau

+  Dấu hiệu viêm phúc mạc

+  Thăm trực tràng.

–  Khám tổng quát:

+  Tai mũi họng và viêm họng

+  Hô hấp: ran phổi là viêm phổi

+  Tim mạch: nhịp tim nhanh, tiếng cọ màng tim, gallop, âm thổi… à viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim

+  Niệu dục: phù nề, sƣng nóng à thoát vị nghẹt, xoắn tinh hoàn.

+  Da niêm: rash, purpura, petechie, vết bầm, vàng da.

3.4. Cận lâm sàng:

Tuỳ theo định hướng nguyên nhân

–  Huyết đồ:

+  Bạch cầu: tăng gợi ý bệnh lý viêm hay nhiễm trùng, tăng > 20.000/mm3® viêm ruột thừa, viêm phổi, áp xe.

+  Hematocrit: thấp gợi ý xuất huyết, kèm giảm tiểu cầu trong hội chứng tán huyết urê huyết cao.

–  Sinh hóa:

+  Tăng men gan, lipase, amylase: gợi ý viêm gan, viêm túi mật, viêm tụy.

+  Toan chuyển hóa: mất nƣớc, nhiễm toan ceton, tắc ruột, viêm phúc mạc.

+  Đường huyết tăng: gợi ý nhiễm toan ceton.

+  Ion đồ, chức năng thận.

–  Nước tiểu: tổng phân tích nước tiểu

+  Tiểu máu: sỏi niệu, Henoch Schonlein purpura, nhiễm trùng tiểu, hội chứng tán huyết urê huyết cao.

+  Tiểu mủ: nhiễm trùng tiểu.

+  Tiểu đạm: hội chứng thận hư.

+  Tiểu đường, ceton: nhiễm toan ceton tiểu đường.

–  X-quang:

+  X-quang bụng: dấu tắc ruột (mực nước hơi, quai ruột dãn), thủng tạng rỗng (hơi tự do), dị vật (sỏi cản quang thận, túi mật,…).

+  X-quang ngực: viêm phổi.

–  Siêu âm bụng:

+ Chẩn đoán lồng ruột, viêm ruột thừa, xoắn ruột do xoay ruột bất toàn, viêm tụy, bệnh lý hệ niệu dục (sỏi niệu, xoắn tinh hoàn, buồng trứng, u nang buồng trứng vỡ, thai ngoài tử cung,…).

+ Siêu âm bụng bình thường không loại trừ lồng ruột, viêm ruột thừa, xoắn ruột.

– CT scan bụng:
+  Giúp chẩn đoán viêm tụy, khối u ở bụng, abces ổ bụng, viêm ruột thừa khó, túi thừa Meckel.

3.5. Chẩn đoán

Dựa vào hỏi bệnh sử, thăm khám và các xét nghiệm.

Đau Bụng Cấp Tính

4. XỬ TRÍ

4.1. Nhập cấp cứu:

  • Khi có dấu hiệu suy hô hấp, sốc,…

    4.2. Nhập viện:

  • Hầu hết các đau bụng cấp cần đƣợc nhập viện theo dõi nếu chƣa loại trừ đƣợc nguyên nhân ngoại khoa, đau bụng do bệnh lý gan, mật, tụy.

    4.3. Điều trị ngoại trú:

  • Đau bụng do rối loạn chức năng ruột.

Điều trị theo nguyên nhân, tránh dùng thuốc giảm đau khi chƣa loại trừ nguyên nhân ngoại khoa.