5/5 - (2 bình chọn)

 

1. ĐỊNH NGHĨA

Tiêu chảy là tình trạng tăng lượng dịch đột ngột trong phân, biểu hiện bằng tiêu phân lỏng ≥ 3 lần trong vòng 24 giờ

Tiêu chảy cấp khi thời gian tiêu chảy < 14 ngày

Tiêu Chảy Cấp

2. NGUYÊN NHÂN

Tiêu chảy cấp hầu hết do siêu vi; một số nguyên nhân khác như: nhiễm trùng, tác dụng phụ kháng sinh, nhiễm trùng ngoài ruột và một số nguyên nhân ít gặp khác.

– Nhiễm trùng đường ruột do các tác nhân gây bệnh:

+ Virus: Rotavirus, Astroviruses, Adenoviruses, Parvoviruses, Noroviruses, Caliciviruses

+ Vi trùng:Bacillusanthracis,Bacilluscereus,Brucella abortus, B. melitensis, và B. suis, Campylobacter jejuni, Clostridium botulinum, E. coli, Listeria monocytogenes, Salmonella spp, Shigella spp, Staphylococcus aureus, Vibrio cholerae, Yersinia enterocolytica,…

+ Ký sinh trùng, nấm: Cryptosporidium, Entamoeba histolytica, Giardia lamblia, Toxoplasma gondii,…

– Nhiễm trùng ngoài ruột: nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng huyết…

– Các nguyên nhân khác: dị ứng thức ăn, tiêu chảy do thuốc, rối loạn quá trình tiêu hoá

– hấp thụ, viêm ruột do hoá trị, xạ trị, các bệnh lí ngoại khoa (viêm ruột thừa, lồng ruột,…).

Một số bệnh khác thường gặp:

  1. Đau bụng cấp tính
  2. Tiếp cận trẻ nhỏ vàng da tại phòng khám
  3. Viêm tiểu phế quản

3. TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN

3.1. Bệnh sử:

  • Cần đánh giá toàn diện, chú ý khai thác triệu chứng bệnh tại đƣờng tiêu hoá cũng nhƣ ngoài đƣờng tiêu hoá và bệnh lý đi kèm.

4. XỬ TRÍ

4.1. Nhập cấp cứu ngay

– Trẻ có dấu hiệu suy hô hấp nặng và/hoặc sốc

– Trẻ mất nước nặng.

4.2. Nhập viện

– Trẻ mất nước > 5%

– Trẻ không mất nước nhưng có nguy cơ thất bại đường uống, có các biến chứng nặng khác của tiêu chảy hoặc có bệnh lý nặng khác đi kèm.
– Tiêu chảy nặng hơn và/hoặc vẫn mất nước dù đã điều trị bằng đường uống.

– Các chỉ định khác: bệnh đi kèm chưa rõ, nghi ngờ bệnh ngoại khoa, trẻ có nguy cơ cao diễn tiến nặng (SDD, trẻ có bệnh đi kèm như viêm phổi, tim bẩm sinh, hậu môn tạm hồi tràng, bệnh mạn tính, béo phì khó đánh giá tình trạng mất nước,…)

4.3. Khám chuyên khoa

– Nếu nghi ngờ những nguyên nhân khác ngoài đường tiêu hoá cần khám chuyên khoa tương ứng, ví dụ:

+ Trẻ tiêu chảy kèm nôn ói nhiều, đau bụng nhiều, tiêu phân có máu cần lưu ý bụng ngoại khoa.

+ Trẻ tiêu chảy kèm viêm loét họng, dù chƣa phát hiện hồng ban tay chân, cần lưu ý bệnh tay chân miệng, khám chuyên khoa nhiễm nếu cần.

4.4. Điều trị ngoại trú

4.4.1. Nguyên tắc

– Chỉ cho trẻ tiêu chảy cấp điều trị ngoại trú khi đảm bảo các điều kiện sau:

+ Không mất nƣớc

+ Không có các biến chứng khác của tiêu chảy

+ Không nguy cơ thất bại đường uống

+ Không có bệnh lý nặng khác đi kèm

Tiêu Chảy Cấp

4.4.2. Phác đồ A đường uống

– Cho trẻ uống thêm dịch (càng nhiều càng tốt nếu trẻ muốn):

+ Bú mẹ tăng cƣờng

+ ORS giảm áp lực thẩm thấu:

<2tuổi:50–100ml sau mỗi lần đi tiêu;

≥ 2 tuổi: 100 – 200 ml sau mỗi lần đi tiêu (Mức độ chứng cứ I).

+ Các dung dịch khác: nước sạch, cháo, súp, nƣớc dừa, nước hoa quả không đường.

+ Các dung dịch nên tránh: nước uống ngọt có đường gây tiêu chảy thẩm thấu, các chất kích thích gây lợi tiểu…

–  Tiếp tục cho trẻ ăn để phòng suy dinh dưỡng

–  Bổ sung kẽm: (Mức độ chứng cứ I)

+ Trẻ < 6 tháng: 10 mg/ngày × 14 ngày.

+ Trẻ ≥ 6 tháng: 20 mg/ngày × 14 ngày.

–  Hướng dẫn bà mẹ khi nào đƣa trẻ khám trở lại hoặc khám ngay.

4.4.3. Chỉ định điều trị kháng sinh trong tiêu chảy cấp

–  Tiêu chảy phân có máu

–  Bệnh cảnh lâm sàng tả

–  Có triệu chứng nhiễm trùng toàn thân hay có nhiễm trùng ngoài ruột khác.

+ Shigella: ciprofloxacin 30 mg/kg/ngày, chia 2 lần × 5 ngày

+ Tả: azithromycin 10 mg/kg/ngày × 1 – 5 ngày

+ Samonellanon-typhoid:thường tự giới hạn, không cần kháng sinh

+ Giardialamblia:metronidazole30mg/kg/ngày, chia2 lần × 7 ngày

+ Campylobacter:azithromycin10mg/kg/ngày×5 ngày

4.4.4. Các điều trị hỗ trợ khác

– Men vi sinh: cho sớm trong những ngày đầu có thể rút ngắn thời gian tiêu chảy từ 1 – 1,5 ngày với điều kiện chọn đúng chủng đã đƣợc nghiên cứu có hiệu quả là

S.boulardii và Lactobacillus rhamnosus GG, đủ liều và đủ thời gian.
Thuốc làm giảm tiết: racecadotril 1,5 mg/kg/lần ´ 3 lần/ngày

Các thuốc chỉ cho trong tiêu chảy cấp do virus:
Smectite hay diosmectite: trẻ < 1 tuổi: 1 gói/ngày, 1 – 2 tuổi: 1 – 2 gói/ngày, > 2 tuổi: 2 – 3 gói/ngày

4.4.5. Dấu hiệu cần tái khám ngay

–  Đi tiêu rất nhiều lần phân lỏng

–  Ói tất cả mọi thứ sau ăn

–  Trở nên rất khát

–  Ăn uống kém hoặc bỏ bú

–  Trẻ không tốt lên sau 2 ngày điều trị

–  Sốt cao hơn

–  Có máu trong phân

–  Co giật.

4.4.6. Hướng dẫn bà mẹ cách chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp tại nhà

–  Hướng dẫn bà mẹ cho trẻ uống thêm dịch, cách pha ORS.

–  Hướng dẫn cho trẻ ăn khi tiêu chảy và sau khi hết tiêu chảy.

–  Nhắc bà mẹ cho trẻ uống bổ sung kẽm đủ liều.

–  Hướng dẫn bà mẹ khi nào trở lại tái khám hoặc khám ngay.

–  Hướng dẫn cho thân nhân các biện pháp phòng tiêu chảy:

+ Nuôi con bằng sữa mẹ

+ Chế độ dinh dưỡng

+ Rửa tay thường quy

+ Thực phẩm an toàn

+ Sử dụng hố xí và xử lý phân an toàn

+ Phòng bệnh bằng vacxin Rota.