Rate this post

1. ĐỊNH NGHĨA

Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm thoáng qua của khí quảnphế quản, biểu hiện đầu tiên là ho.

2. NGUYÊN NHÂN

2.1. Cấp tính

– Nhiễm trùng

+ Virus: RSV, Parainfluenzae 1,2,3; Influenzae A và B; Adenovirus, Rhinovirus, Metapneumovirus.

+ Vi trùng: S. pneumoniae, S. aureus, H. influenzae, M. catarrhalis, Mycoplasma pneumoniae, Clamydia pneumoniae, Boredetella pertussis, C. diphtheria, M. tuberculosis.

– Tiếp xúc hóa chất: hít dịch dạ dày, khói thuốc, ô nhiễm.

2.2. Mạn tính

– Xơ hóa nang, suyễn, lao, dị vật bỏ quên.

– Hội chứng rối loạn lông chuyển.

– Hít vào do có bất thường giải phẫu (rò khí – thực quản, chẻ thanh quản); rối loạn chức năng nuốt có hoặc không có trào ngược dạ dày thực quản.

– Suy giảm miễn dịch: IgA, IgG và các thành phần của IgG, suy giảm MD dịch thể, không có khả năng đáp ứng miễn dịch với kháng nguyên loại polysaccharides.

– Tổn thương do hít: hút thuốc, ô nhiễm trong nhà như khói thuốc lá, bếp củi, hóa chất (formaldehyte NO2), ô nhiễm ngoài trời như SO2, ozon, NO2.

– Phá hủy đường hô hấp mạn tính – theo sau nhiễm trùng hay chấn thƣơng đường hô hấp chậm hồi phục hay lành không hoàn toàn.

– Chèn ép cơ học đường hô hấp (mềm khí – phế quản) hay chèn từ ngoài vào (vòng mạch, hạch).

3. CHẨN ĐOÁN

3.1. Bệnh sử

– Tuổi, khởi phát triệu chứng

– Liên quan triệu chứng với lúc ăn

– Triệu chứng kèm (sốt, khò khè)

– Đặc trưng của ho: thời gian, các tác nhân làm giảm ho hay kích thích khởi phát ho.

– Tiền căn: bệnh đường hô hấp, ho, ngạt, tiêu phân mỡ, chậm lớn.

– Tiền sử gia đình: suyễn, viêm phế quản, viêm xoang, xơ hóa nang.

– Môi trường tiếp xúc: khói thuốc, bếp củi, chất độc hóa học, ozon.

3.2. Lâm sàng

– Tăng trưởng và phát triển.

– Triệu chứng về hô hấp:

+ Ran phổi, khò khè, ngón tay dùi trống.

+ Đau căng xoang, sưng nề, chảy mũi sau, viêm mũi, viêm mũi dị ứng, polype mũi.

+ Lâm sàng cải thiện khi dùng thuốc dãn phế quản.

3.3. Chẩn đoán

– Chẩn đoán viêm phế quản cấp do siêu vi thƣờng dựa trên lâm sàng, không cần các xét nghiệm máu khác.

– Khi nghi ngờ viêm phổi, xẹp phổi thì cần chụp X-quang phổi, khi đó thấy hình ảnh dầy thành phế quản, ứ khí.

– Cấy đàm có ích khi bội nhiễm hay nghi ngờ vi trùng không thường gặp.

– Phân lập siêu vi thường khó, chỉ giúp ích cho mục đích dịch tễ học.

4. ĐIỀU TRỊ

4.1. Nhập cấp cứu:

  • Khi có dấu hiệu suy hô hấp độ 2 – 3.

4.2. Nhập viện:

  • Viêm phế quản không đáp ứng điều trị.

4.3. Điều trị ngoại trú:

– Thường chỉ cần nghỉ ngơi, phòng thoáng khí và đủ độ ẩm. Nên tránh tiếp xúc với ô nhiễm không khí. Không cần dùng thuốc hay kháng sinh.

– Đàm đổi màu cũng không phải là bằng chứng nhiễm trùng.

– Kháng sinh dùng khi có bằng chứng nhiễm trùng.

– Không khuyến cáo dùng thuốc làm giảm ho.

– Có thể dùng dãn phế quản salbutamol hoặc terbutaline (uống hay khí dung) khi có khò khè.

– Corticoides dùng khi triệu chứng hô hấp nặng: khó thở, tắc nghẽn đường hô hấp.

+ Prednisone hoặc prednisolone 0,5 – 1 mg/kg/ngày: 1 – 2 lần, hoặc

+ Deflazacort 0,5 – 1,5 mg/kg/ngày: 1 – 2 lần.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here