Rate this post

1. VIÊM MŨI CẤP VÀ BIẾN CHỨNG VIÊM XOANG

1.1. Viêm mũi cấp

1.1.1. Nguyên nhân

Nguyên nhân thông thường là do virus đường hô hấp gây ra trong đó thƣờng có sáu nhóm hay gặp là: Rhinovirus, Coronavirus, Parainfluenza virus, Respiratory Syncytial virus, Influenza virus và Adenovirus.

1.1.2. Lâm sàng

– Thời gian ủ bệnh từ 2 – 3 ngày.

– Các dấu hiệu chính: chảy mũi, nghẹt mũi, nhảy mũi, đau họng và ho, trẻ sốt từ 38 – 39oC, nước mũi ban đầu trong sau đó đục.

– Viêm mũi do Rhinovirus, bệnh nhân bị chảy mũi, nghẹt mũi, nhảy mũi, từ ngày đầu, bệnh ồ ạt trong 2 – 3 ngày đầu, có kèm theo viêm họng và ho. Sổ mũi, nhảy mũi, kéo dài trong vài ba ngày nhưng ho thì còn kéo dài hơn 1 tuần.

– Nếu do Adenovirus trẻ có bị viêm kết mạc kèm theo.

– Khám mũi: niêm mạc mũi đỏ, chảy nước mũi trong hay đục, niêm mạc mũi có khi bóng như kiếng chứng tỏ xuất tiết. Chỉ có Adenovirus mới có viêm họng kèm theo, niêm mạc họng đỏ, đau rát họng và ho nhiều.

1.1.3. Chẩn đoán

– Bệnh xuất hiện theo mùa và nhiều ngƣời mắc phải, lây lan nhanh, tìm thấy siêu vi trong nước mũi.

– Phân biệt viêm mũi vận mạch: triệu chứng giống trên nhưng không theo mùa, không lây lan, bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Viêm mũi dị ứng: chỉ nhảy mũi, ngứa mũi có kèm nghẹt mũi.

1.1.4. Điều trị

– Nếu chưa có biến chứng bội nhiễm thì chỉ điều trị triệu chứng không cần dùng kháng sinh.

– Chỉ làm thông thoáng mũi: nhỏ mũi hoặc xịt mũi bằng Natri Chlorua 0,9% hoặc Natri Chlorua ưu trương 2,5 – 3%.

– Nếu đau họng thì điều trị tại chỗ bằng súc miệng nước muối.

– Nếu ho uống thuốc ho thảo dược hoặc dextromethorphan (liều trong bài tiếp cận ho) để giảm ho.

– Thuốc antihistamine không có tác dụng cụ thể.

1.2. Biến chứng viêm xoang cấp

1.2.1. Nguyên nhân

Biến chứng do nhiễm trùng thứ phát, các vi khuẩn thƣờng thấy là: H.influenzae, tụ cầu, Moraxella catarrhalis, vi khuẩn hiếm khí và siêu vi.

1.2.2. Lâm sàng

– Viêm xoang thường hình thành trong giai đoạn bị viêm mũi cấp.

– Ngoài nhức đầu, nghẹt mũi, mất mùi bệnh nhi còn bị chảy mũi mủ, nếu bị viêm xoang hàm cấp khám thấy mủ chảy khe giữa, nếu viêm xoang sàng thì bờ dƣới hố mắt vùng khóe trong mắt bị phù nề, hở kết mạc, di động mắt bị giới hạn.

– Đối với trẻ > 12 tuổi xoang trán, xoang bướm mới mở. Viêm xoang trán thì nhức vùng trán vào buổi sáng, viêm xoang bướm thì nhức âm ỉ trong sâu, thƣờng nhức vào ban đêm, ngoài triệu chứng nhức trẻ còn bị ho, hơi thở hôi. Viêm xoang sàn, xoang trán dễ gây biến chứng áp xe não.

– X-quang, CT scan xoang giúp rất nhiều trong chẩn đoán viêm xoang.

1.2.3. Điều trị

– Kháng sinh: 10 đến 15 ngày.

Chọn một trong các loại sau:

+ Amoxicillin 50 – 80 mg/kg/ngày, chia 3 lần.

+ Amoxicillin + clavulanic acid: 50 – 80 mg/kg/ngày, chia 3 lần

+ Trường hợp dị ứng penicillin, erythromycin: 50mg/kg/ngày, uống 10 ngày hoặc:

+ Cefaclor 20 – 40 mg/kg/ngày, chia 2 lần, 10 ngày hoặc:

+ Cefuroxime 20 – 40 mg/kg/ngày, chia 2 lần, 10 ngày hoặc:

+ Cefixim 10 mg/kg/ngày, chia 1 – 2 lần, 10 ngày hoặc:

+ Cefpodoxim 10 mg/kg/ngày, chia 1 – 2 lần, 10 ngày hoặc:

+ Cefdinir 15 mg/kg/ngày, chia 2 lần, 10 ngày.

– Kháng viêm: alphachymotrysin: 1 viên × 3 – 4 lần/ngày uống 5 ngày

– Giảm đau, hạ sốt: paracetamol 10 – 15 mg/kg × 3 – 4 lần/ngày.

2. VIÊM HỌNG CẤP VÀ BIẾN CHỨNG ÁP XE QUANH AMIĐAN, THÀNH HỌNG SAU

2.1. Viêm họng cấp

2.1.1. Lâm sàng

– Viêm họng cấp do siêu vi: nguyên nhân thường do Rhinovirus, Coronavirus, Parainfluenza virus, Respiratory Syncytial virus, Influenza virus và Adenovirus, đau họng, ngứa họng, rát họng, nuốt khó, ở trẻ em thì có kèm theo sốt, bệnh thường kèm theo viêm mũi và ho.

– Do liên cầu: trẻ bị sốt cao có khi lên đến 40oC, đau họng dữ dội kèm theo khó nuốt. Khám họng đỏ rực, dày và có xuất tiết, bệnh lan cả vùng thành sau họng và vùng amiđan, lưỡi gà phù nề. Bạch cầu máu tăng cao > 12.000/mm3

– Viêm họng cấp do bạch hầu: thƣờng xảy ra ở trẻ không chích ngừa, bệnh khởi đầu chậm, trẻ sốt, vƣớng họng, ho, giả mạc vùng amiđan, vùng họng, giả mạc màu trắng, dễ chảy máu nằm rất sát vào niêm mạc, có thể lan ra khỏi amiđan, phết họng cấy tìm ra Corynebacterium.

– Viêm họng do vi khuẩn hiếm khí Spirochete: trẻ sốt cao, đau họng, khó nuốt, quệt họng tìm thấy Spirochete hoặc vi khuẩn hiếm khí, phần lớn có vi khuẩn thông thƣờng kèm theo nhƣ Staphylococcus aureus, khi có sự tham dự của tụ cầu thường hay có biến chứng nhƣ trẻ < 12 tháng có thể bị áp xe thành sau họng, trẻ lớn hay bị áp xe quanh amiđan, viêm tĩnh mạch.

2.1.2. Điều trị

– Viêm họng do siêu vi đơn thuần: không dùng kháng sinh, chỉ giảm đau hạ sốt bằng paracetamol, giảm ho bằng dextromethorphan hoặc thuốc ho thảo dược.

– Viêm họng cấp do liên cầu: kháng sinh

+ Penicillin V 50.000 đv/kg/ngày chia 4 lần , uống 10 ngày hoặc

+ Amoxicillin 50 mg/kg/ngày uống 10 ngày hoặc

+ Amoxicillin + clavulanic acid 50 mg/kg/ngày, chia 3 lần

+ Erythromycin 50 mg/kg/ngày uống 10 ngày trong trƣờng hợp dị ứng với penicillin hoặc:

+ Azithromycin 10 mg/kg uống 1 lần trong ngày, trong 5 ngày hoặc:

+ Cephalexin 40 mg/kg/ngày, chia 2 lần, trong 5 – 7 ngày hoặc:

+ Cefadroxil 30 mg/kg/ngày, 1 lần trong ngày, trong 5-7 ngày hoặc:

+ Cefaclor 20 – 40 mg/kg/ngày, chia 2 lần, trong 7 ngày hoặc:

+ Cefuroxime 20 – 40 mg/kg/ngày, chia 2 lần, trong 5 – 7 ngày hoặc:

+ Cefixim 10 mg/kg/ngày, chia 1-2 lần, trong 5 – 7 ngày hoặc:

– Viêm họng cấp do bạch hầu: bệnh phải đƣợc cách ly ngay ® chuyển BV Bệnh Nhiệt đới.

– Viêm họng cấp do vi khuẩn hiếm khí: điều trị giống liên cầu

2.2. Áp xe quanh amiđan

– Đây là biến chứng của viêm họng cấp. Vi khuẩn thƣờng là tụ cầu, trẻ bị sốt cao, đau họng, khó nuốt và rất đau amiđan. Amiđan sƣng to, đỏ, amiđan bị đẩy vào trong, lƣỡi gà bị đẩy lệch sang bên kia, sau 3 – 4 ngày nung mủ.

– Xử trí: nhập viện.

2.3. Áp xe thành sau họng

– Đây cũng là biến chứng của viêm họng cấp do tụ cầu, thƣờng xảy ra ở trẻ em dƣới 12 tháng.

– Xử trí: nhập viện.

3. Viêm tai giữa cấp và biến chứng viêm màng não, viêm tai xương chũm

3.1. Viêm tai giữa cấp

– Bệnh thường gặp ở trẻ từ 6 – 24 tháng, trai nhiều hơn gái, trẻ bú mẹ ít bị hơn, thƣờng do: phế cầu, Hemophilus influenza hoặc M. cataralis. Ngoài ra, ngƣời ta còn tìm thấy siêu vi Influenzea, Enterovirus, Rhinovirus trong dịch tai giữa cấp.

– Lâm sàng: ban đầu trẻ bị sốt cao 38 – 39oC, bỏ bú, hay ói, trẻ bị đau tai, chạm vào tai bé khóc ré lên, nghe kém nhƣng thƣờng khó phát hiện, khám tai màng nhĩ trẻ phồng lên di động kém, nếu không điều trị kịp vài ngày sau màng nhĩ trở nên vàng sau đó vỡ mủ, sau khi chảy mủ, trẻ bớt sốt, giảm nhức tai.

– Xử trí: khám chuyên khoa.

3.2. Viêm màng não

– Biến chứng của viêm tai giữa cấp, đây là một bệnh nặng, trẻ bị sốt cao kèm nhức đầu, lừ đừ, sợ ánh sáng, Kernig, Brudzinski rõ, dịch não tủy có nhiều tế bào đa nhân.

– Xử trí: nhập viện.

3.3. Viêm xương chũm cấp

– Đây là biến chứng của viêm tai giữa cấp, bệnh khởi phát vài ngày, trẻ sốt nhiều hơn, vùng sau tai bị nề nhiều, đỏ nóng, đau khi sờ vào, X-quang xương chũm bị mờ.

– Xử trí: khám chuyên khoa.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here