Rate this post

Bệnh rối loạn tiền đình (RLTĐ) là hội chứng làm cho người bệnh thường xuyên thấy hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, ù tai, mệt mỏi… Những triệu chứng này thường xuất hiện bất thường trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài lâu hơn, bệnh hay tái phát, và người bệnh có cảm giác như bệnh giả vờ.

Có hai loại RLTĐ là RLTĐ ngoại biên và RLTĐ trung ương

RLTĐ ngoại biên ở  thể nhẹ: người bệnh thường có biểu hiện chóng mặt, cơn chóng mặt thường thoáng qua chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, chúng xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi; chóng mặt xảy ra sau chấn thương nhẹ ở vùng đầu; ngoài ra bệnh lý tắc mạch máu ở vùng sau cổ cũng là nguyên nhân gây nên rối loạn tiền đình ngoại biên.

RLTĐ ngoại biên ở thể nặng: còn có thể có biểu hiện tình trạng chóng mặt nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng được, không thể thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi được. Đặc biệt cơn chóng mặt thường kèm theo nôn rất nhiều và kéo dài, ù tai, giảm thính lực một hoặc cả hai bên tai. Người bệnh còn có thể kèm theo tình trạng nặng đầu, khó tập trung, choáng váng, hồi hộp, sợ ánh sáng…

Ngoài ra, RLTĐ ngoại biên xảy ra thường do: viêm tai xương chũm mạn tính, xơ cứng tai, các loại thuốc gây tổn thương tiền đình – ốc tai như một số loại thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị, ung thư, xạ trị, thuốc giảm đau,… Ở những người làm việc văn phòng, ngồi lâu trong phòng lạnh và tiếp xúc thường xuyên với máy tính nên vùng cột sống cổ, dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày làm co thắt động mạch cột sống thân nền, dẫn đến bệnh tiền đình ngoại biên.
RLTĐ trung ương: Đây là bệnh lý thường gặp nhất với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh có biểu hiện chóng mặt, mất thăng bằng, đi đứng khó khăn, đôi khi khó tập trung, mau quên, thỉnh thoảng kèm theo nôn. RLTĐ trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà nguyên nhân có thể là do động mạch mang máu đến nuôi não bộ bị thiểu năng bởi tình trạng xơ mỡ động mạch, hạ huyết áp, thoái hoá cột sống cổ làm chèn ép mạch máu…

roi loan tien dinh
Rối loạn tiền đình gây xáo trộn trong cuộc sống
Khi bị Rối loạn tiền đình, nếu nhẹ như chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn,… người bệnh có thể cố gắng đứng dậy được nhưng mất thăng bằng, dễ ngã. Nếu cơn nặng, họ chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy nổi, buồn nôn và có thể nôn nhiều gây mất nước, điện giải, mở mắt ra sẽ thấy mọi vật quay cuồng, đảo lộn.

Người bệnh tỉnh táo, đầu không đau nhức nhưng nặng trĩu như bị nén, ép lại; sợ ánh sáng, tiếng động và sự thay đổi tư thế, muốn tìm sự yên tĩnh; huyết áp hạ, người mệt lả… gây khó khăn trong sinh hoạt cũng như khả năng lao động.

Nếu kéo dài có thể dẫn đến mệt mỏi, mất thăng bằng, mất tập trung, mắt nhìn mờ, chân tay thường tê bì, run rẩy, suy nhược cơ thể,… ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, giảm chất lượng sống.

Khi nào cần đi khám Rối loạn tiền đình?

Chóng mặt là một trong những biểu hiện rõ nhất của RLTĐ. Chóng mặt là dấu hiệu của nhiều bệnh, trong đó có một số bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp, hạ huyết áp, chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não,… nhưng nếu khi thấy có biểu hiện chóng mặt mất thăng bằng kèm theo cơn nhức đầu bất thình lình, mắt nhìn mờ, chân tay run, cảm giác lảo đảo muốn ngã,… có thể là dấu hiệu của Rối loạn tiền đình.

Người bệnh cần đến khám ở chuyên khoa nội thần kinh, hoặc chuyên khoa tai – mũi – họng và có thể phải làm một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, chụp Xquang, chụp cộng hưởng từ,… để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị phù hợp.

Khi bị RLTĐ, người bệnh cần phải nằm nghỉ, nên chọn tư thế nằm cho thích hợp (nghiêng trái hay nghiêng bên phải hoặc nằm ngửa), tránh thay đổi tư thế và nên tránh ánh sáng chói như ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn hoặc tránh tiếng động; uống một cốc sữa nhỏ nhiều đường nóng;…

Nếu đã đi khám và được chẩn đoán đúng bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra trong thời gian điều trị người bệnh cần nghỉ ngơi, lao động phù hợp, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia, chè, cà phê, thuốc lá,… tạo tinh thần thoải mái tránh các lo âu, căng thẳng,…

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here