Rate this post

Tiền đình là một hệ thống thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai (hai bên), có cấu tạo phức tạp để thực hiện chức năng quan trọng trong duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình, khả năng thăng bằng trong các hoạt động của cơ thể.

 

                                                  Minh họa: Cấu trúc tai và vị trí cơ quan tiền đình

Cấu tạo giải phẫu cơ quan tiền đinh: cấu tạo phức tạp trong đó có 2 thành phần chính:

Nhân tiền đình:

– Các bộ phận nhận cảm của tiền đình ngoại biên nằm ở mê đạo màng, thân tế bào ở hạch tiền đình, nhánh tiền đình của dây tiền đình ốc tai (dây VIII) đi đến nhân tiền đình nẵm giữa cầu não và hành não.

– Chức năng nhân tiền đình: (1) đồng nhất các thông tin đến từ mỗi bên của đầu (2) nhận các tín hiệu và tiếp tục truyền tới tiểu não (3) nhận các tín hiệu và tiếp tục truyền tới vỏ não cho nhận thức về giác quan vị trí và vận động (4) gởi mệnh lệnh đến các nhân vận động nằm ở thân não và tủy sống, các lệnh được đưa đến dây sọ (III, IV, VI, XI), bó tiền đình tủy sống chi phối trương lực cơ ngoại biên và bổ sung vận động đầu và cổ.

Đường dẫn truyền:

Thân tế bào của khoảng 19.000 neuron tiền đình ngoại biên xuất phát từ mào và vết mỗi bên tập trung ở hạch tiền đình và chấm dứt ở nhân tiền đình (ranh giới hành-cầu não) và thùy nhung nút của tiểu não. Các neuron tiền đình trung ương (từ nhân tiền đình) đi xuống tủy sống theo bó tiền đình sống và đi lên thân não theo bó dọc giữa đến các nhân dây thần kinh sọ điều khiển cử động mắt.
 

Ở đây, các tín hiệu âm thanh được chuyển từ dạng cơ học sang dạng xung thần kinh để dẫn truyền theo dây thần kinh thính giác (dây số 8) truyền về não. Cơ quan chuyển xung âm thanh dạng cơ học sang dạng điện thần kinh là ốc tai. Gắn liền với ốc tai là ba vòng bán khuyên, tạo hình 3D trong không gian, giúp cơ thể nhận biết vị trí của mình trong không gian 3 chiều.

Tiền đình có nhiệm vụ chính là giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay… hệ thống tiền đình cũng sẽ nghiêng lắc theo các động tác này của cơ thể và giúp cơ thể có tư thế thăng bằng. Tiền đình được điều khiển bởi các nhóm thần kinh cao cấp nằm trong não bộ.

Những rối loạn có liên quan đến thăng bằng (hội chứng tiền đình) là xuất phát từ bộ phận này của tiền đình.
THAM KHẢO CẤU TẠO CỦA TAI:

(GS-TS Lê Văn Thành – nguyên Trưởng bộ môn Thần kinh, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh và Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP. Hồ Chí Minh.)

Tai cấu tạo từ ba phần là ống tai ngoài, tai giữa và tai trong. Ống tai ngoài tính từ vành tai tới màng nhĩ, có thể nhìn thấy được.

Tai giữa là hệ thống xương tiếp xúc với mặt trong của màng nhĩ, có chức năng dẫn truyền âm thanh thu được. Tai giữa thông với họng để bảo vệ màng nhĩ khi áp suất thay đổi đột ngột, ví dụ khi ngồi trên máy bay lúc cất cánh và hạ cánh.

Tai trong còn được gọi là mê cung, có lớp xương ngoài cùng, gọi là mê cung xương, bên trong là lớp màng, gọi là mê cung màng. Lớp màng có ba phần, gồm ba vòng bán khuyên nằm ngang và hai vòng thẳng đứng giúp nhận biết về không gian ba chiều, phần giữa giống như một phòng, gọi là tiền đình, phần ốc tai có hình dáng giống như con ốc thực hiện chức năng tiếp nhận âm thanh.

Đầu của vòng bán khuyên hình cầu gọi là bóng, cuối ống nối với xoang nang. Thành của bán khuyên là một lớp tế bào lông cực mảnh ngâm trong nội dịch, trên đó có các viên sỏi cực nhỏ ở trạng thái tự do. Dây thần kinh tiền đình và thần kinh ốc tai nằm cận kề bên nhau, đi trong xương đá (xương nối nền sọ với tai) thành dây thần kinh số VIII.

Khi ta đứng yên, bán khuyên nằm ngang không bị kích thích, nhưng nếu quay đầu một vòng thì các viên sỏi sẽ lướt trên các tế bào lông, gây nên kích thích, tế bào sẽ chuyển các tín hiệu về sự dịch chuyển này qua dây thần kinh tiền đình, thông tin đi tiếp tới hạt nhân tiền đình (nằm tại bên dưới và phía ngoài cầu não), và tiếp tục tới dây thần kinh mắt, tiểu não, vỏ não…, gây nên hiện tượng chóng mặt, mà thực ra chỉ là ảo giác.

Nếu chúng ta quay đầu nhiều vòng rồi ngưng lại thì hiện tượng chóng mặt càng dữ dội hơn, có thể bị ngã và ảnh hưởng tới cả hệ thống thần kinh giao cảm, gây nôn ói, thay đổi huyết áp… Những người khỏe mạnh, nhất là người đã quen với các bài tập quanh vòng, nhào lộn như phi công, vận động viên thể dục, có thể lấy lại thăng bằng rất nhanh.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here