5/5 - (2 bình chọn)

 

1. ĐẠI CƯƠNG

Viêm phổi là tình trạng viêm nhu mô phổi.

2. NGUYÊN NHÂN

2.1. Do vi sinh

– Vi trùng:

+ Thường gặp nhất là Streptococcus pneumoniae (Pneumococcus), kế đến là Chlamydia pneumoniae và Mycoplasma pneumoniae. Streptococcus nhóm A (Streptococcus pyogenes) và Staphylococcus aureus là tác nhân thường gặp gây viêm phổi ở trẻ khoẻ mạnh trước đó.

+ Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, và Staphylococcus aureus thường gây viêm phổi nặng phải nhập viện và gây tử vong cao ở các nước đang phát triển.

+ Trẻ nhiễm HIV, tác nhân thường gặp gây viêm phổi là: vi trùng lao (Mycobacterium tuberculosis), vi trùng không điển hình, Salmonella, Escherichia coli, Pneumocystic jirovecii.

– Siêu vi:

+ Siêu vi là tác nhân thƣờng gặp gây viêm phổi ở trẻ dƣới 5 tuổi, chiếm 45% trẻ viêm phổi nhập viện.

+ Siêu vi gây viêm phổi thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi: Influenzae virus, Respiratory syncytial virus (RSV). Ngoài ra, tuỳ theo lứa tuổi, các siêu vi khác bao gồm: Parainfluenzae viruses, Adenoviruses, Rhinoviruses, Metapneumoviruses.

2.2. Không do vi sinh

– Hít sặc thức ăn, dịch dạ dày, chất béo, chất bay hơi, dị vật,…

– Tăng đáp ứng miễn dịch.

– Thuốc, chất phóng xạ.

3. CHẨN ĐOÁN

3.1. Bệnh sử

– Thời gian khởi bệnh.

– Triệu chứng về hô hấp: ho, sổ mũi, khò khè, khó thở, đau ngực.

– Triệu chứng đi kèm: sốt, tiêu chảy, ói,…

3.2. Lâm sàng

– Triệu chứng chung:

+ Tìm dấu hiệu nặng: tím tái, không uống được, li bì khó đánh thức, co giật, suy dinh dƣỡng nặng.

+ Thở nhanh luôn có trong viêm phổi:

  • Trẻ < 2 tháng: nhịp thở ≥ 60 lần/phút.
  • Trẻ 2 tháng đến < 12 tháng: nhịp thở ≥ 50 lần/phút.
  • Trẻ 12 tháng đến < 5 tuổi: nhịp thở ≥ 40 lần/phút.
  • Trẻ ≥ 5 tuổi: nhịp thở ≥ 30 lần/phút.

+ Khó thở: co lõm ngực, phập phồng cánh mũi,…

+ Khám phổi: tuỳ trường hợp có thể nghe ran nổ, ran ẩm, rì rào phế nang giảm, âm thổi ống, rung thanh tăng,…

– Biểu hiện ngoài đƣờng hô hấp:

+ Bụng chƣớng do nuốt hơi nhiều khi thở

+ Đau bụng khi có viêm thuỳ dƣới phổi

+ Gan to do cơ hoành bị đẩy xuống

+ Dấu hiệu cổ cứng (không do viêm màng não) có thể gặp trong viêm thùy trên phổi phải.

3.3. Cận lâm sàng

– Huyết đồ, X-quang ngực thẳng.

– Các xét nghiệm khác, tuỳ tình huống:

+ CRP, cấy máu nếu nghi ngờ nhiễm trùng huyết

+ VS, IDR, BK/dịch dạ dày, đàm: nếu nghi ngờ lao

+ Huyết thanh chẩn đoán: Mycoplasma, Chlamydia: trƣờng hợp viêm phổi kéo dài.

3.4. Chẩn đoán

– Chẩn đoán xác định:

+ Lâm sàng: sốt, ho, thở nhanh, rút lõm lồng ngực.

+ X-quang phổi: tiêu chuẩn chính để xác định viêm phổi, tuy nhiên mức độ tổn thương trên X-quang có thể không tương xứng với lâm sàng.

– Chẩn đoán phân biệt: suyễn, dị vật đƣờng thở, bệnh phổi bẩm sinh, suy tim, tim bẩm sinh, bệnh cơ tim, bệnh chuyển hoá, …

3.5. Phân loại viêm phổi ở trẻ < 5 tuổi

Viêm phổi rất nặng: ho hoặc khó thở kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau:

– Tím trung ương

– Bỏ bú hoặc bú kém (trẻ < 2 tháng), không uống đƣợc.

– Co giật, li bì, khó đánh thức.

– Suy hô hấp nặng.

Viêm phổi nặng: ho hoặc khó thở kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau:

– Thở co lõm ngực

– Cánh mũi phập phồng

– Rên rỉ (trẻ < 2 tháng).

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here