VIÊM THANH QUẢN CẤP

1. ĐỊNH NGHĨA

Viêm thanh quản cấp là bệnh lý viêm cấp tính thanh quản (nắp thanh quản, thanh môn, hạ thanh môn).

2. NGUYÊN NHÂN

– Phần lớn do siêu vi: cúm và á cúm gây viêm thanh quản hạ thanh môn.

– Một số do vi trùng: thƣờng do H.influenzae typ B, tụ cầu hay phế cầu gây viêm nắp thanh quản.

3. CHẨN ĐOÁN

3.1. Chẩn đoán xác định

– Lâm sàng: chủ yếu là ba dấu hiệu điển hình:

+ Ho ông ổng: có thể lúc đầu tiếng ho vang, trong; sau đó ho ông ổng như chó sủa

+ Khàn tiếng hoặc mất tiếng.

+ Thở rít thanh quản, khó thở thanh quản từ nhẹ đến nặng.

+ Bệnh hay xảy ra vào ban đêm bắt đầu bằng triệu chứng cúm, khó thở thanh quản xảy ra tăng dần và có dấu hiệu điển hình trong vài giờ.

– Cận lâm sàng: huyết đồ, CRP, X-quang cổ thẳng, nghiêng.

3.2. Chẩn đoán phân biệt

– Chủ yếu phân biệt giữa viêm thanh quản do vi trùng và viêm thanh quản do siêu vi.

– Viêm thanh quản do vi trùng: xảy ra đột ngột, diễn tiến rất nhanh, sốt cao, mệt mỏi, có biểu hiện nhiễm trùng nặng, khó thở nhiều, có khi phải ngồi tư thế chồm ra trước, khàn tiếng không nhiều nhưng hay kèm khó nuốt. Bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao, CRP tăng cao.

– Viêm thanh quản do siêu vi: cũng xảy ra đột ngột nhƣng diễn tiến từ từ hơn, không sốt hoặc sốt nhẹ, vừa, có thể khàn tiếng nhẹ nhưng cũng có khi mất tiếng, tổng trạng chung không bị ảnh hưởng nhiều, bạch cầu và CRP không cao.

– Một số nguyên nhân gây khó thở thanh quản cấp khác:

+ Dị vật thanh quản: khó thở đột ngột, có hội chứng xâm nhập.

+ Co thắt thanh quản do hạ calci máu.

+ Bạch hầu thanh quản: họng có giả mạc, hạch góc hàm,…

+ Áp xe thành sau họng.

+ Phù thanh quản: do dị ứng, côn trùng đốt, bỏng, chấn thương,…

4. ĐIỀU TRỊ

4.1. Nhập cấp cứu khi

– Khó thở thanh quản độ IIB, III

– Suy hô hấp: tím tái, kích thích, giảm oxy máu

– Sốt cao hoặc trẻ có biểu hiện nhiễm độc.

4.2. Nhập viện

  • Khó thở thanh quản độ IIA nhà ở xa hoặc không có điều kiện theo dõi sát.

4.3. Điều trị ngoại trú

Khó thở thanh quản độ I, IIA nhà gần, có điều kiện theo dõi

– Kháng viêm: hiệu quả rõ rệt trong viêm thanh quản hạ thanh môn do siêu vi

+ Dexamethasone: 0,15 – 0,6 mg/kg liều duy nhất uống

– Có thể phối hợp với khí dung adrenalin 1‰ 0,5 mg/kg (tối đa 5 ml) phun khí dung nếu có khó thở. – Kháng sinh: cho trong trường hợp viêm nắp thanh quản do vi trùng (corticoide thường không có hiệu quả).

+ Amoxicillin + A.clavulanic 50 – 75 mg/kg/24 giờ chia 3 lần, hoặc

+ Cefixim 8 mg/kg/ngày chia 1 – 2 lần hoặc

+ Cefpodoxim 10 mg/kg/ngày chia 1 – 2 lần hoặc

+ Cefdinir 15 mg/kg/ngày chia 1 – 2 lần

– Điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.

+ Sốt cao: paracetamol 15 mg/kg/lần mỗi 6 giờ

+ Lau mát, uống nhiều nƣớc.

– Tái khám mỗi ngày

– Hướng dẫn dấu hiệu nặng cần đi khám ngay: co lõm ngực, tiếng rít khi nằm yên.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *