thuốc cắt liều
Hình ảnh minh họa: thuốc cắt liều
4/5 - (2 bình chọn)

LƯU Ý: Bài viết có thể sẽ không hay như anh/chị mong đợi, viết theo quan điểm chủ quan của người viết và tât nhiên sẽ có thiếu sót. Nếu thấy hợp lý anh/chị lưu lại , nếu chưa hợp lý có thể bổ sung thêm cho bài viết hoàn chỉnh.

thuốc cắt liều
Hình ảnh minh họa: thuốc cắt liều

Cân nhắc nguồn vốn của mình để nhập số lượng cho phù hợp. Và những mặt hàng nào không có nhu cầu sử dụng thì tốt nhất đừng nên nhập. Ví dụ như hàng ngoại giá cao.
( Bài này chỉ viết về thuốc cắt liều )

Mở đầu danh mục sẽ là thuốc giảm đau hạ sốt, kháng viêm. Cắt liều thì nên chọn vừa đủ thôi, nhiều quá cũng không sử dụng hết được.

Giảm đau, hạ sốt, kháng viêm

– Paracetamol ( Panadol, Hapacol, Partamol, Efferagal, Servigesic, hoặc những loại hàng Chai lọ của US, của Kali, của VN)
– alphachymotrylsil ( Hàng Khánh hòa ( Katrypsil ), hàng của STD, hàng Xí nghiệp , mua Alphachoay trữ đó khi nào có case tụ máu bầm nặng thì cho dùng ).
– Meloxicam ( hàng meko, hàng Ấn, không nên mua Mobic vì giá mắc lắm )
– Celecoxib ( Xài hàng VDP, hàng của Ấn, đừng dại mua Celebrex vì cái này là hàng toa bv xịn, ít khi đem ra cắt liều vì giá nó ngoài 10k )
– Ibuprofen
– Piroxicam ( Xài hàng VN cũng được, Nhưng nếu có thể nhập hàng APO thì cũng tốt. Hàng APO tính ra giá cũng <2k/viên )
– Prednisolon ( Hàng DMC, hàng Agimexpharm, có thể nhập Solupred về để đó, nhiều khi toa bs cũng hay cho viên Solupred, nhất là toa nhi đồng. Cắt chạy thì nhập chai APO, tới 1k viên, giá cũng không cao )
– Methylprednisolon ( Ôi cái này thì nhập hàng phú yên (Menison ), hàng DHG, GOMES, mà Medrol nó cũng ít tiền, nhập vẫn bán được )

Kháng sinh

– Amoxicillin ( hàng VDP, hàng MKP, hàng DMC, Ospamox, Clamoxyl, ) Cũng còn nhạy trong viêm họng, viêm phế quản..
– Ampicillin ( Standacillin, DMC, MKP ) mấy cái này chắc giờ bán cho gà dùng thôi.
– Cefixime ( hàng Cửu long, hàng Ấn ( Mactaxime, Sagafixime ), hàng US, DHG, Mecefix))
– Cefpodoxime ( Hàng Ấn ( Sepyo), hàng US )
– Cefuroxime ( Cadiroxime, Zinmax, Cezinate ) không cần nhập Zinat, hàng toa này khó bán ở quê.
– Cephalexin ( Hàng PY được rồi )
– Cefnidir 300mg ( Specxetil giá cở 5k )
– Klamentin, Augbactam, Ofmantine ( loại này giá cũng rẽ, muốn mắc hơn thì thêm Augmentin, Curam, Rezotum )
– Azithromycin ( Azicin, hàng của DHG )
– Erythromycin ( Cần mua cũng được, không cũng không sao )
– Docxycyclin ( Để dành, nhiều khi mấy toa da liễu đơn giản hay dùng, có mà bán kèm ).
– Ciprofloxacin ( Scanax, hàng Ấn, hay mắc hơn là Serviflox )
– Levofloxacin ( Hàng của Stada đi cho rẻ, hàng Ấn cũng được, còn cái Tavanic nhà thuốc lớn mới cần, giá >40k, không có đất dùng ).
– Metronidazol ( Flagyl hoặc hàng của MKP là được rồi )
=> Bao nhiêu kháng sinh trên đó là đủ cho quầy thuốc cắt liều rồi. Còn nếu muốn tìm hiểu thêm có thể nhắn cho ad. Danh sách kháng sinh ở VN nó full luôn, nhà thuốc lớn thì dường như cần đầy đủ.

Kháng nấm : Itraconazol của stada hoặc hàng Ấn. Keto hàng VN thì hết, hàng của Korea thì giá chua lắm.
Kháng virus: Xài Acylovir cho thủy đậu hoặc zona thôi. Acy của Stada cũng rẻ mà hiệu quả.

Kháng histamin

– Chlorpheniramin ( thằng này là phải có, hàng VN ).
– Alimemazin ( Giảm ho tốt cho trẻ, dùng Tharelene luôn, giá rẻ bèo )
– Loratadin ( Xài hàng Vaco, Stada, Imex ).
– Fexofenadin ( Hàng Hậu Giang, Hàng Stada, Hàng Ampharco ).
– Cetirizine ( Cezil đứt hàng rồi, giờ xài hàng Ấn được rồi, hoặc hàng Quận 4 ).
=> Dạng Sp thì có Desloratadin.
Nhìn chung kháng histamin mà sở hữu nhiêu đây cũng đủ phân chia các liều phù hợp rồi.

Thuốc ho- long đàm

– Giảm ho: Terpin codein , Terpin Zoat, Neocodion. ( Loại sp thì có Atussin ). Giảm ho từ dược liệu ( Eugica )
– Long đàm:
+ Acetylcystein ( Hàng viên của Stada cắt cũng tốt, hàng gói thì có của Hasan, của Sanofi giá cũng không mắc ( Acemuc ). Exomuc.
+ Bromhexin ( hàng của DHG, 3/2, hoặc xài luôn hàng ngoài Bisolvon ).
+ Ambroxol : Hàng của Meyer rẻ, hoặc DMC, hoặc Muscosolvan )
Chung chung nhiêu đây cũng đủ cắt liều rồi, giảm ho long đàm ở quầy thì cũng có nhiêu đó thôi.

Nhóm dạ dày

– Omeprazol ( Hàng Ấn, mỗi loại này thôi được rồi )
– Esomeprazol ( Xài của stada, hoặc của US )
– Pantoprazol ( Xài của Stada, hoặc hàng Ấn )
– Lansoprazol ( Cũng của Stada hoặc hàng Ấn )
– Rabeprazol ( Hàng Ấn giá tầm 2k )
– Domperidol ( xài hàng liên doanh hoặc Motilium )

Tiếp theo là 1 loạt các thuốc khác: Nospa, Spasmaverin, Trimebutin, Phosphalugel ( Pháp hoặc Bình Đình hoặc Hasan ), Pepsane.
Các loại men: Biosubtyl, Biolac Fort, Lactomin, Lactostrep, Probio. Còn mấy cái đắc tiền hơn như Bioflora thì ít dùng, Entero ống nếu có mua về để dành có toa bán cũng được, toa nhi đồng hay cho .

Thuốc cầm tiêu chảy: Loperamid ( Hàng nội hoặc hàng Ấn ). Smecta ( có của VN xài cũng được).
Thuốc nhuận tràng: Duphalac, bisacodyl.

Các nhóm thuốc lớn đã giải quyết xong, còn lại 1 số thuốc linh tinh điều trị bệnh. Ad sẽ viết thành các dòng ngắn.

Các loại vitamin cần phải có: Vitamin C, Vitamin PP, Vitamin B1, Vitamin AD, 3B ( Scaneuron, Neurobion ), Vitamin E ( E Mỹ, E PHúc Vinh, Hoặc Enat của Mega ).
Magie B6 ( của VN hoặc Sanofi ). Kẽm viên ( Farzincol ).

Các thuốc điều trị dãn tĩnh mạch : Daflon, Hasaflon, Hesmin, Venrutin, Rutin C, Gingko fort.
Các thuốc điều trị bệnh thiếu máu não, rối loạn tiền đình : Sibelium, Stugon, Gingko biloba, Tanakan.
Thuốc sát khuẩn đường niệu: Domitazol

Viết 1 hồi ad loạn luôn, chúng ta có thể bổ sung thêm trong phần cmt.
Cảm ơn anh/chị đã đọc bài.
Nghĩa Lê
Quản Lý: ?HỌC BÁN THUỐC TÂY ?

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here