Hội thảo thực hành SGART
Hình ảnh tại Hội thảo thực hành SGART
Rate this post

Với mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ điều trị trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản (HTSS), đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bệnh nhân, đội ngũ nhân viên IVF đã cùng nhau nỗ lực học tập, nghiên cứu và ứng dụng thành công những kỹ thuật mới. Nhờ đó thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) ở Việt Nam từ sinh sau đẻ muộn giờ đây đã theo kịp các nước khu vực và sẽ ngang hàng với thế giới trong tương lai gần.

Hội thảo thực hành SGART
Hình ảnh tại Hội thảo thực hành SGART

Hội thảo thực hành SGART lần thứ VII, một hội thảo quan trọng của ngành TTTON do Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TP.HCM (HOSREM) phối hợp với Trung tâm nghiên cứu di truyền và sức khỏe sinh sản (CGRH) tổ chức tại khách sạn Equatorial ngày 13/12/2014. Đây là nơi các chuyên gia Việt Nam cùng trao đổi kinh nghiệm cũng như học hỏi những kỹ thuật mới từ chuyên gia TTTON hàng đầu trên thế giới. Hội thảo lần này tập trung vào hai nội dung chính về kỹ thuật cải thiện nuôi cấy và chọn phôi, và ứng dụng kỹ thật di truyền để chọn lụa phôi. Tham gia hội nghị có tiến sĩ Liow Swee Lian, một trong những người tiên phong của HTSS tại Singapore và các chuyên gia kinh nghiệm từ các trung tâm IVF trong cả nước.

Trong nuôi cấy phôi, hệ thống tủ nuôi cấy giữ vai trò rất quan trọng, nó quyết định rất lớn đến tỉ lệ thành công. Hệ thống nuôi cấy phôi với nhiều buồng nhỏ đã khắc phục những khuyết điểm của tủ cấy có buồng lớn trong việc ổn định nhiệt độ và tối ưu môi trường. Số liệu lâm sàng ban đầu tại IVF Mỹ Đức cho thấy việc nuôi cấy phôi ở buồng nuôi cấy nhỏ cải thiện chất lượng phôi và tăng kết quả thai lâm sàng.

Việc lựa chọn phôi thường qui như hiện nay chủ yếu chỉ dựa vào hình thái của phôi vẫn còn hạn chế do thiếu rất nhiều thông tin về quá trình phát triển cũng như bản chất của phôi. Hệ thống ghi hình liên tục sự phát triển của phôi (Time-lapse imaging- TLM) đang được nghiên cứu, cải tiến và ứng dụng cho phù hợp điều kiện Việt Nam. Ngoài hình thái và động học việc lựa chọn phôi sẽ có hiệu quả hơn khi phân tích di truyền bằng sinh thiết phôi hoặc kỹ thuật không xâm lấn như nghiên cứu protein và khả năng trao đổi chất của phôi có giá trị rất lớn để chọn phôi chuyển có tiềm năng làm tổ cao.

Xu hướng hiện nay ở Việt Nam và thế gới là ưu tiên chuyển phôi đông lạnh nhiều hơn để tránh những hạn chế của chuyển phôi tươi như quá kích buồng trứng, đa thai,.. cũng như tăng tỉ lệ thai tích lũy từ đó tăng hiệu quả TTTON.

Số liệu báo cáo của các chuyên gia cho thấy một tín hiệu khả quan trong việc nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật di truyền trong sàng lọc di truyền tiền làm tổ (PGS) tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương và Học viện Quân Y.

Ths. Nguyễn Huyền Minh Thụy

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here