Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian đang là xu hướng mà mọi người hướng đến vì tính an toàn của nó. Trong bài viết này, Phòng khám Đa Khoa Khang Thái sẽ cùng các bạn tìm hiểu phương pháp chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không, một trong những phương pháp chữa bệnh trĩ phổ biến hiện nay.
Lá trầu không chữa bệnh trĩ như thế nào?
Theo khảo sát về vấn đề sử dụng thuốc trong điều trị bệnh, nhiều đối tượng với mong muốn giảm các tác dụng không mong muốn trong điều trị bằng thuốc tân dược nên thích áp dụng những phương pháp từ thảo dược thiên nhiên hơn. Trong chữa trị bệnh trĩ cũng vậy, có nhiều các loại thảo dược khác nhau thường xuyên được sử dụng như rau diếp cá, lá thiên lý non, lá bỏng, sung, lá ổi non… Lá trầu không cũng là một loại được sử dụng nhiều và cho công dụng khá hiệu quả.
Lá trầu không có tên khoa học là Piper betle L thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae), có vị cay tính ấm, quy kinh vào phế, vị và tỳ. Đây là một loại thảo dược khá phổ biến ở Việt Nam, phát triển tốt tại những vùng có khí hậu nhiệt đới.
Qua nghiên cứu và chiết xuất tìm thấy trong lá trầu không có chứa nhiều các hoạt chất có tác dụng dược lý như các hợp chất tanin, các hợp chất phenol như eugenol, carvacrol, chavicol, allylcatechol, chavibetol, cineol, estragole, methyl eugenol, p-cymen, caryophyllen, cadinene; các loại vitamin khác nhau bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, tinh dầu. Nhờ vậy mà lá trầu không có nhiều các công dụng khác nhau trong hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

Một số công dụng đặc trưng của lá trầu không trong chữa trĩ có thể kể đến như:
- Khả năng sát khuẩn mạnh, ức chế không cho các loại vi khuẩn phát triển, tiêu diệt nhiều chủng vi khuẩn như E.coli, vi khuẩn Bacillus subtilis, tụ cầu.
- Chống viêm, giảm viêm nhiễm tại vùng bị tổn thương.
- Khắc phục các triệu chứng thường gặp trong bệnh trĩ như sưng đỏ, viêm nhiễm, đau rát.
- Làm giảm kích thích búi trĩ, thúc đẩy quá trình hồi phục các tế bào bị tổn thương, rút ngắn thời gian làm lành vết thương.
- Các hợp chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do, giảm quá trình thoái hóa tế bào và mô tế bào.
- Hỗ trợ tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, làm mềm phân, giảm tỷ lệ bị táo bón.
Sử dụng lá trầu không thường cho hiệu quả rõ rệt khi đối tượng bị trĩ ở mức độ nhẹ; với những người tình trạng bệnh đã tiến triển nghiêm trọng thì nên kết hợp với các phương pháp điều trị dùng thuốc hoặc điều trị ngoại khoa.
Cách trị bệnh trĩ bằng lá trầu không
Ngâm hậu môn bằng lá trầu không
Thành phần nguyên liệu sử dụng: Chuẩn bị khoảng 10 đến 15 lá trầu không tươi.
Cách tiến hành:
- Rửa sạch các lá trầu không, không để còn bám dính đất cát. Nên chọn những lá trầu không còn nguyên vẹn không bị sâu nát. Lá tươi thường có hiệu quả tốt hơn những lá đã già hay bị héo.
- Đun lá trầu không sôi cùng nước. Đổ nước ra một chậu và làm nguội đến khi nước ấm.
- Vệ sinh sạch sẽ hậu môn trước khi tiến hành ngâm nước lá trầu không. Không ngâm khi nước còn quá nóng có thể gây bỏng hoặc khiến các vết thương nặng hơn.
- Ngâm hậu môn vào chậu nước đã để nguội khoảng 15 phút. Sau đó làm khô nhẹ nhàng bằng khăn bông. Không cần rửa lại với nước.
Cách làm này khá đơn giản, nên áp dụng khoảng 2 hoặc 3 lần mỗi tuần để cảm nhận được hiệu quả. Kiên trì ngâm hậu môn trong nước lá trầu không khoảng 3 tuần để chữa trĩ.
Xông lá trầu không chữa bệnh trĩ
Thành phần nguyên liệu sử dụng: 7 lá trầu không, 7 hạt gấc, 7 quả bồ kết, 1 quả cau. Kết hợp nhiều loại thảo dược với nhau giúp tăng tác dụng điều trị. Nếu không có đủ các thành phần nguyên liệu thì có thể sử dụng một mình lá trầu không.
Cách tiến hành:
- Làm sạch các phần thảo dược đã chuẩn bị.
- Chuyển các nguyên liệu vào cối và tiến hành giã nhỏ, cuối cùng có thể cho thêm một ít muối trắng.
- Đun các nguyên liệu trên cùng khoảng 1 lít nước cho tới sôi. Đổ nước ra một chậu và làm nguội đến khi nước ấm.
- Vệ sinh sạch sẽ hậu môn trước khi tiến hành xông nước lá trầu không. Không xông khi nước còn quá nóng có thể gây bỏng hoặc khiến các vết thương nặng hơn.
- Ngồi ở vị trí cao hơn chậu nước và tiến hành xông cho tới khi nước nguội.
- Áp dụng cách làm này liên tục trong vòng 3 ngày, mỗi ngày 2 lần để thấy tình trạng trĩ giảm thiểu đáng kể.

Những lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không
Trong quá trình sử dụng lá trầu không để chữa trĩ cần lưu ý một số điểm sau:
- Hiệu quả lá trầu không đem lại khá chậm, cần kiên nhẫn sử dụng trong thời gian khoảng 1 tháng để nhận thấy hiệu quả rõ rệt. Hiệu quả mà nó đem lại cũng khá nhau ở từng người sử dụng, phụ thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa người bệnh và cách thức tiến hành có chính xác hay không. Thường thì cách xông hơi và ngâm hậu môn bằng nước lá trầu không cho hiệu quả tốt với tình trạng trĩ nhẹ (trĩ cấp độ 1, 2).
- Đối với những bệnh nhân có tình trạng nghiêm trọng hơn thì nên kết hợp sử dụng thuốc. Tuy nhiên thành phần hoạt chất trong lá trầu không có thể tương tác với thuốc, gây ra các tương tác bất lợi. Do vậy nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi kết hợp hai phương pháp với nhau.
- Trước khi tiến hành xông hơi và ngâm nước lá trầu không nên vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn với nước muối loãng để đạt được hiệu quả tối ưu và tránh gây viêm nhiễm ra các vùng lân cận.
- Sau 1 thời gian sử dụng mà không thấy tình trạng bệnh tiến triển tốt hơn thì nên ngưng sử dụng và tới các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Trong quá trình cần kết hợp chế độ ăn uống, tập luyện và thay đổi các thói quen phù hợp hỗ trợ điều trị bệnh:
- Sử dụng các thực phẩm nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa.
- Uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày
- Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể để cơ thể được khỏe mạnh.
- Không ăn các đồ ăn nhiều dầu mỡ và cay nóng.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, rượu bia.
- Nên nhai kỹ khi ăn để quá trình tiêu hóa tốt hơn.
- Hạn chế ngồi quá lâu và ngồi quá nhiều trong ngày. Nên rèn luyện thói quen đi lại sau 45 phút ngồi làm việc.
- Duy trì tập luyện những bài tập phù hợp với cơ thể với cường độ 30 phút/ ngày và 5 ngày/ tuần.
Nên kết hợp lá trầu không cùng các loại thảo dược khác để tăng hiệu quả trong chữa trĩ.
Tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi bắt đầu liệu trình.

Review chữa bệnh trĩ bằng lá trầu
Chữa trĩ bằng lá trầu không là một biện pháp dân gian được nhiều người sử dụng và đạt được hiệu quả trong điều trị. Bài viết chia sẻ kinh nghiệm của đối tượng đã từng chữa trĩ thành công khi áp dụng thử các phương pháp trên.
“Tôi là một người khá bận rộn trong công việc nên không quá để ý tới vấn đề ăn uống của bản thân. Tôi thường xuyên trải qua những bữa ăn cùng đồ ăn nhanh bán sẵn bên ngoài, và rất thích đồ cay. Sau một thời gian dài liên tục như vậy thì tôi bị táo bón, khi đi đại tiện rất đau và một vài lần còn thấy máu dính ở phân. Tôi đi khám thì được chẩn đoán bị trĩ. Bệnh tình của tôi còn mới và nhẹ nên tôi không muốn dùng thuốc. Tôi được bạn bè mách cho cách xông hơi lá trầu không, chỉ khoảng 3 tuần là đỡ hẳn. Tôi cũng bán tín bán nghi mà làm theo. Tôi đun lá trầu không cùng nước, xông mỗi ngày 2 lần sáng tối, dần dần vùng quanh hậu môn không còn khó chịu như trước. Bên cạnh đó tôi cũng hạn chế ăn đồ cay và thức ăn nhanh, dần dần việc đại tiện dễ dàng hơn và tôi cũng không thấy tình trạng xuất huyết nữa. Tôi tiến hành xông hơi khoảng 2 tuần là dừng vì thấy bệnh của mình đã được khắc phục.”