Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết, Cách điều trị

Bệnh trĩ ngoại là bệnh gì?

Bệnh trĩ ngoại là một căn bệnh được hình thành bởi sự bao quanh ở lớp da hậu môn của búi trĩ, gây nên sự đau đớn về thể xác và tinh thần cho bệnh nhân.

Vị trí của búi trĩ ở bệnh trĩ ngoại.
Vị trí của búi trĩ ở bệnh trĩ ngoại.

Dựa vào vị trí hình thành của búi trĩ, ta có thể phân biệt được bệnh trĩ ngoại và trĩ nội. Nói rõ hơn thì bệnh trĩ nội không gây đau đớn nhưng khi đi đại tiện có chảy máu kèm theo do búi trĩ hình thành bên trong thành trực tràng. Vì vậy, bệnh trĩ ngoại thì dễ dàng nhận biết hơn so với bệnh trĩ nội.

Bệnh trĩ ngoại có mấy cấp độ?

Dựa theo mức độ nguy hiểm theo thứ tự tăng dần mà bệnh trĩ ngoại được phân loại thì 4 cấp độ khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1: vừa mới hình thành búi trĩ, gây ra các triệu chứng đau và xuất huyết khi đi nặng.
  • Bệnh trĩ ngoại cấp độ 2: búi trĩ kéo lan ra bên ngoài ống hậu môn khi rặn và có khả năng tự thu lại mà không cần yếu tố tác động cơ học như sử dụng tay đẩy búi trĩ vào.
  • Bệnh trĩ ngoại cấp độ 3: búi trĩ kéo lan ra bên ngoài ống hậu môn khi rặn và ngồi xổm, tuy nhiên ở mức độ này búi trĩ không có khả năng tự thu lại mà cần có các yếu tố tác động cơ học như sử dụng tay đẩy búi trĩ vào.
  • Búi trĩ ngoại cấp độ 4: búi trĩ kéo lan ra bên ngoài ống hậu môn thường xuyên ngay cả những lúc đi lại, vận động. Một vài tình trạng kích thước búi trĩ quá to và không thể tự thu lại ngay cả khi có sự tác động cơ học như sử dụng tay đẩy búi trĩ vào

Nguyên nhân bị bệnh trĩ ngoại

Táo bón lâu ngày tiến triển thành mãn tính: đây là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây ra bệnh trĩ ngoại. Trạng thái táo bón kéo dài gây ra sự tăng áp lực tĩnh mạch dẫn đến giãn, ứ máu và tạo ra các búi trĩ tại cơ quan này.

Giữ tư thế ngồi lâu và ngồi nhiều: theo dịch tễ cho thấy, bệnh trĩ ngoại thường gặp ở những bệnh nhân phải ngồi lâu trong thời gian dài như nhân viên văn phòng. Ngồi nhiều khiến cho vùng hậu môn tăng áp lực dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe như táo bón, trĩ, thoái hóa,..

Ngồi lâu là nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại.
Ngồi lâu là nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại.

Chế độ ăn uống có chứa quá nhiều chất béo, gia vị, cơ thể thiếu hụt chất xơ gây ra tình trạng táo bón.

Hoạt động quá mức trong thời gian dài: Các hoạt động nặng, quá mức cũng làm một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.

Ngoài những nguyên nhân trên thì di truyền, đái tháo đường, gout, ảnh hưởng của có thai, kinh nguyệt không đều,… cũng có thể là những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại.

Dấu hiệu nhận biết và các triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ ngoại

Các triệu chứng lâm sàng điển hình giúp nhận biết người bệnh mắc trĩ bao gồm:

  • Triệu chứng phổ biến nhất là đại tiện ra máu. Ở bệnh trĩ ngoại mức độ nặng thì máu khó đông nên dễ xảy ra tình trạng chảy máu.
  • Vùng hậu môn gây ra cảm giác cản trở hoạt động bình thường, nặng nề, đau đớn.
  • Khi bệnh nhân ngồi xuống hoặc đi ngoài hoặc ngay cả khi đi lại bình thường thì búi trĩ cũng bị chảy lan ra ngoài.
Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trĩ ngoại là đại tiện ra máu.
Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trĩ ngoại là đại tiện ra máu.
  • Tại trường hợp trĩ ngoại mức độ nặng thì búi trĩ bị kéo lan ra bên ngoài ống hậu môn thường xuyên ngay cả những lúc đi lại, vận động. Một vài tình trạng kích thước búi trĩ quá to và không thể tự thu lại ngay cả khi có sự tác động cơ học như sử dụng tay đẩy búi trĩ vào.
  • Búi trĩ có đặc điểm bên ngoài dễ nhận biết như: màu đỏ sẫm.
  • Hậu môn vùng bên dưới thường xuyên trong trạng thái ẩm ướt, ngứa và sưng đỏ.

Các cách chữa trị bệnh trĩ ngoại hiện nay

Phẫu thuật chữa bệnh trĩ

Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngoại điều trị bằng thuốc thì đều không cho hiệu quả tốt. Các thuốc được kê theo đơn chỉ có khả năng làm giảm nhẹ các triệu chứng và ngăn chặn sự phát triển của búi trĩ. Vì vậy, phần lớn người bệnh cần phải tiến hành các thủ thuật xâm lấn, cụ thể như sau:

  • Tiêm xơ búi trĩ bằng thuốc tiêm phenol tan trong dầu hạnh nhân trong Ethanol  70% hoặc tan trong Quinin – ure 5%.
  • Thắt búi trĩ bằng vòng cao su với mục đích làm hoại tử búi trĩ sau 1 tuần bằng cách sử dụng ống nội soi mang vòng cao su vào và thắt chặt búi trĩ.
  • Áp lạnh với mục đích làm hoại tử búi trĩ sau khoảng 6 đến 8 tuần bằng cách sử dụng nitơ lỏng.

Các thủ thuật xâm lấn vừa nên ở trên mang lại hiệu quả cao hơn phác đồ sử dụng thuốc. Tuy nhiên, cần lưu ý việc sử dụng các thủ thuật này không được áp dụng cho bệnh trĩ ngoại mức độ 2 và 3. Đối với các trạng thái búi trĩ đã lan ra ngoài hoàn toàn tại các mức độ nặng và biến chứng khác, bác sĩ có thể cho phép thực hiện phẫu thuật. Bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt đơn lẻ từng búi trĩ – khâu kín
  • Phẫu thuật cắt toàn bộ vùng trĩ dưới niêm mạc
  • Phẫu thuật bằng phương pháp cắt trĩ Milligan Morgan
  • Phẫu thuật bằng phương pháp cắt trĩ Whitehead

Lưu ý: Các phương pháp phẫu thuật này chỉ được phép sử dụng khi bệnh nhân bệnh trĩ ngoại không đáp ứng với các biện pháp trên.

Sử dụng thuốc tây

  • Thuốc giảm đau không theo đơn như NSAIDs (Ibuprofen) hoặc paracetamol (Acetaminophen),…..
  • Thuốc theo kê đơn như Corticoid (Hydrocortisone), Cotripro, Titanoreine,…
  • Một số thuốc khác như thuốc đặt vùng hậu môn, thuốc tránh tình trạng táo bón, thuốc tác động lên nhu động ruột làm mềm phân,…..

Điều trị giảm triệu chứng

Triệu chứng đau và ngứa ngáy hậu môn vùng phía dưới

  • Tắm rửa vùng hậu môn bằng nước ấm: chuẩn bị bồn tắm hoặc một thau nước có chứa nước ấm, ngâm hậu môn mỗi lần tối đa 20 phút và tiến hành phương pháp này từ 3 đến 3 lần trong một ngày, đặc biệt sau khi đi ngoài. Sau khi ngâm, sử dụng khăn mềm sạch để lau khô nhẹ nhàng.
  • Sử dụng một số loại kem có tác dụng làm giảm các cảm giác đau đớn, ngứa ngáy và làm co búi trĩ.
Bệnh trĩ ngoại gây ngứa ngáy, sưng đỏ vùng hậu môn.
Bệnh trĩ ngoại gây ngứa ngáy, sưng đỏ vùng hậu môn.
  • Sử dụng đá lạnh bọc vào túi, chườm  lên vùng bị trĩ để giảm đau và sưng viêm trong khi điều trị.

Triệu chứng khó chịu

  • Thay đổi tư thế đi vệ sinh: ngồi xổm.
  • Sử dụng đệm để ngồi, tránh ngồi lên mặt cứng gây đau và sưng búi trĩ.
  • Luôn phải vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn mỗi ngày.
  •  Sử dụng quần trong bằng chất liệu vải cotton để tránh gây áp lực cho búi trĩ.

Chữa trị bằng mẹo trong dân gian

(Sử dụng các bài thuốc từ các loại cây trong dân gian để chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà )

Phương thuốc lá cây bỏng: Lá cây bỏng với khả năng trừ viêm, thông lợi huyết mạch, trừ độc và chống nhiễm khuẩn. Ngoài ra lá bỏng còn có tác dụng cải thiện triệu chứng đi ngoài ra máu. Bệnh nhân trĩ ngoại có thể sử dụng lá cây bỏng làm thuốc theo 2 cách dưới đây.

  • Cách 1: Nấu 6g lá cây bỏng kèm theo 6g rau sam, lấy nước uống mỗi ngày.
  • Cách 2: Nấu 30g lá cây bỏng, 10g lá trắc bá, 10g cỏ nhọ nồi cùng với 10g ngải cứu, lấy nước uống mỗi ngày.

Phương thuốc rau diếp cá: Rau diếp cá với tác dụng chống viêm và chống nhiễm khuẩn. Đây là một vị thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh trĩ. Bệnh nhân trĩ ngoại có thể sử dụng rau diếp cá làm thuốc theo 2 cách dưới đây.

  • Cách 1: Rửa sạch rau diếp cá rồi ăn sống, xay uống hoặc nhai nát lấy bã đắp lên vùng hậu môn.
  • Cách 2: Ngâm 30g – 40g rau diếp cá trong nước muối được pha loãng, Sau đó cho vào nồi nước đang sôi tầm 15 phút. Chờ cho đến khi nước bớt nóng thì lấy để xông và vệ sinh vùng hậu môn. Sau đó vệ sinh lại bằng nước sạch và dùng khăn mặt lau khô.

Phòng ngừa bệnh trĩ ngoại như thế nào?

Để phòng tránh bệnh trĩ ngoại một cách hiệu quả thì người bệnh cần tránh các yếu tố làm tiến triển bệnh như táo bón, phân khô cứng, đi ngoài khó khăn,… Một số biện pháp bệnh nhân có thể áp dụng để tránh các yếu tố này bao gồm:

  • Bổ sung trong chế độ ăn uống đầy đủ chất xơ một cách từ từ để tránh tình trạng đầy hơi.
  • Bổ sung nước mỗi ngày khoảng từ 1,5 đến 2 lít.
  • Thể dục, thể thao, tăng cường vận động mỗi ngày.
Phòng bệnh trĩ ngoại bằng cách tập thể dục thể thao.
Phòng bệnh trĩ ngoại bằng cách tập thể dục thể thao.
  • Sử dụng các thuốc có tác dụng làm mềm phân theo đơn của bác sĩ.
  • Giữ thói quen đi ngoài tại một thời điểm trong ngày.

Nếu thường xuyên bị táo bón hoặc tái phát trở lại thì người bệnh cần phải đi khám bác sĩ để có các biện pháp điều trị sớm và cụ thể.

Bệnh trĩ ngoại có tự khỏi được không?

Tại cả 4 mức độ của bệnh trĩ ngoài đều không thể tự khỏi nếu không được điều trị hay kiêng kỵ gì.

Ở các mức độ nhẹ như mức độ 1 và mức độ 2, bệnh cần phải được điều trị bằng thuốc và thay đổi chế độ sinh hoạt.

Ở các mức độ 3 và mức độ 4, bệnh nhân cần phải được thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ búi trĩ

Nói tóm lại bệnh trĩ ngoại không thể tự khỏi được mà cần được điều trị phù hợp theo từng mức độ.

Bệnh trĩ ngoại có chữa được không?

Bệnh trĩ ngoại có chữa được không tùy thuộc vào sự tuân thủ và thói quen sinh hoạt của bệnh nhân. Khi nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên của bệnh trĩ ngoại, người bệnh cần đi khám ngay và thực hiện tốt các đề xuất của bác sĩ.

Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Để lâu có gây ra biến chứng gì không?

Nhiều người thắc mắc rằng bệnh trĩ ngoại để lâu có sao không? Avatelecom xin trả lời: Chắc chắn là có. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để lâu, bệnh trĩ ngoại sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đồng thời bệnh còn gây ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh. Cụ thể:

  • Bệnh trĩ ngoại để lâu gây ra biến chứng chảy máu nhiều khi đi đại tiện. Lâu dài làm cho bệnh nhân mất máu dẫn tới tình trạng mệt mỏi, chóng mặt ,ngất,..
  • Bệnh trĩ ngoại gây ra tình trạng đau đớn, lâu dài sẽ khiến cho bệnh nhân mệt mỏi, tinh thần suy sụp,..
  • Sưng đỏ, ngứa ngáy vùng hậu môn lâu dài sẽ khiến cho cơ thể tiết ra các chất nhầy gây ẩm ướt dẫn đến khả năng nhiễm khuẩn cao.

Kết luận lại thì bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngoại nếu để lâu không điều trị sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *