Bệnh nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không? Triệu chứng, Cách chữa bệnh

Bệnh nứt kẽ hậu môn là bệnh gây ra rất nhiều đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Nếu không được chữa trị kịp thời và dứt điểm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, không nhiều người để ý đến những dấu hiệu nhỏ nhất khi bắt đầu xuất hiện các vết nứt, không điều trị kịp thời nên bệnh thường nặng hơn. Những thông tin về bệnh nứt kẽ hậu môn được Phòng khám Đa Khoa Khang Thái giới thiệu trong bài viết này sẽ giúp các bạn có cái nhìn cụ thể hơn và cách điều trị căn bệnh này hiệu quả.

Bệnh nứt kẽ hậu môn là bệnh gì?

Bệnh nứt kẽ hậu môn là bệnh lý tại hậu môn. Bệnh gây ra những vết rách ở vùng hậu môn, các vết to dần và lan rộng theo thời gian gây đau và đi ngoài thấy chảy máu. Nứt kẽ hậu môn có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn, đặc biệt là những người bị táo bón lâu ngày, đi ngoài khó khăn.

Hình ảnh về bệnh nứt kẽ hậu môn.
Hình ảnh về bệnh nứt kẽ hậu môn.

Nguyên nhân gây ra bệnh nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là bệnh có thể gặp phải do rất nhiều nguyên nhân:

  • Hậu môn gặp chấn thương: do đại tiện khó lâu ngày, hoặc bệnh nhân bị trĩ, phụ nữ sinh thường.
  • Quan hệ bằng hậu môn.
  • Thiếu máu: khi cơ thể thiếu máu sẽ làm chậm quá trình lành vết thương tại các vết rách hậu môn.
  • Viêm ruột.
  • Bệnh nhân trĩ.
  • Người có nguy cơ tiềm ẩn như ung thư hậu môn, lao, có mụn cóc sinh dục, mắc bệnh giang mai, HIV…

Triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là căn bệnh gây cho người bệnh rất nhiều khó chịu. Bạn nên để ý và phát hiện kịp thời các triệu chứng của căn bệnh này để được điều trị thích hợp. Một số triệu chứng có thể gặp phải khi bị nứt kẽ hậu môn:

  • Hậu môn bị đau, rát: trong 1 thời gian đủ dài, bạn luôn có cảm giác đau, nhức, nóng rát khi đi đại tiện.
  • Đi ngoài ra máu: khi đi ngoài thấy có máu lẫn trong phân, hoặc thấy chảy máu ở hậu môn.
  • Ngứa hậu môn: Khi chạm vào hậu môn, có cảm giác ngứa, rất khó chịu.
  • Xuất hiện các vết nứt, rách ở hậu môn.
  • Cơ thể mệt mỏi, không yên, ngại đi đại tiện.
Một trong những triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn.
Một trong những triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn.

Cách trị bệnh nứt kẽ hậu môn

Cách chữa trị nứt kẽ hậu môn được rất nhiều người quan tâm. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị thích hợp cho nhiều mức độ bệnh lý.

Dùng thuốc điều trị nứt kẽ hậu môn

Có nhiều dạng thuốc chữa nứt kẽ hậu môn: dạng uống hoặc bôi ngoài. Bạn cũng có thể sử dụng các thuốc có tác dụng nhuận tràng, giúp đi đại tiện dễ dàng hơn, ngăn táo bón như Duphalac, Forlax…

Các bạn cũng có thể dùng một số loại kem bôi hậu môn hoặc thuốc đặt hậu môn để giảm tình trạng viêm, giúp nhanh lành vết thương như Cortaid, Nitroglycerin.

Một số thuốc giảm đau cũng được dùng để hỗ trợ người bệnh.

Việc điều trị nứt kẽ hậu môn bằng thuốc cần được thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị là tốt nhất, không tự ý dùng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Điều trị bằng phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật được áp dụng khi bệnh nhân có nhiều vết nứt hoặc có tình trạng viêm, nhiễm trùng nặng tại hậu môn.

Các phương pháp phẫu thuật phổ biến hiện nay: HCPT, nong hậu môn, cắt cơ vòng hậu môn.

Biện pháp không dùng thuốc

Có rất nhiều bài thuốc dân gian được sử dụng để chữa nứt kẽ hậu môn như dùng lá mồng tơi, dùng dầu oliu, tinh dầu oải hương, dầu dừa, nha đam bôi trực tiếp lên vùng hậu môn bị nứt.

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

  • Ăn đầy đủ chất, bổ sung thêm nhiều chất xơ, ăn nhiều rau xanh, trái cây, khoai lang, chuối, sữa chua…
  • Uống nhiều nước, hạn chế ăn các thức ăn cứng, khó tiêu.
  • Bổ sung sắt bằng cách ăn các thực phẩm có màu đỏ: thịt bò, củ dền…
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, nên sát khuẩn nhẹ bằng nước muối loãng ấm.
  • Không nên mặc đồ bó sát gây khó chịu cho vùng hậu môn.
  • Tránh stress, căng thẳng.

 

Thay đổi thói quen sinh hoạt để trị bệnh nứt kẽ hậu môn.
Thay đổi thói quen sinh hoạt để trị bệnh nứt kẽ hậu môn.

Bệnh nứt kẽ hậu môn có thể chữa khỏi không?

Việc điều trị nứt kẽ hậu môn có cần được thực hiện đúng như chỉ dẫn, dứt điểm để tránh các khó chịu bệnh gây ra cho người bệnh và dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Nếu bạn có những biểu hiện như trên, cần đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và tìm hướng giải quyết cũng như có phác đồ điều trị phù hợp, kịp thời.

Với mỗi mức độ nặng của bệnh và cơ địa sẽ có những biện pháp, thời gian khỏi bệnh khác nhau. Nếu bạn phát hiện sớm tình trạng nứt kẽ hậu môn, đi khám ngay để được điều trị kịp thời. Như vậy, thời gian khỏi sẽ ngắn hơn, chi phí điều trị cũng giảm.

Do hậu môn là nơi đào thải các chất bẩn, có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Khi có tổn thương như nứt, rách hậu môn, việc tự phục hồi và lành vết thương là rất hiếm. Cách tốt nhất để khỏi dứt điểm căn bệnh này là nên đến thăm khám bác sĩ để được chỉ dẫn chính xác và hiệu quả nhất.

Phòng ngừa bệnh nứt kẽ hậu môn

  • Tập thói quen đi vệ sinh đều đặn, không để tình trạng nhịn lâu ngày.
  • Nếu bị táo bón không nên rặn khi đi đại tiện, có thể mua các thuốc thụt rửa để tháo phân.
  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn hằng ngày sau khi đi vệ sinh bằng nước ấm, lau khô bằng khăn mềm.
  • Ăn uống vệ sinh, bổ sung nhiều chất xơ như rau xanh, khoai lang, hoa quả…, hạn chế ăn đồ nhiều mỡ, cay nóng, cứng, chất kích thích.
  • Uống nhiều nước.
  • Tăng cường vận động phù hợp với sức khỏe.
Tăng cường vận động là một trong những cách để phòng ngừa bệnh nứt kẽ hậu môn.
Tăng cường vận động là một trong những cách để phòng ngừa bệnh nứt kẽ hậu môn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *