Rate this post

Viêm gan virus là gì ?

Viêm gan virus, đặc biệt là viêm gan virus B và C, là loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và là thủ phạm gây xơ gan, ung thư ác tính tế bào gan và gây tử vong nhiều nhất trong số các bệnh lý về gan. Vậy viêm gan virus là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để có biện pháp phòng và trị bệnh hữu hiệu nhất.

1. Khái niệm

Viêm gan virus là bệnh viêm gan do virus gây ra. Bệnh xảy ra ở tất cả mọi đối tượng kể cả người già hay trẻ em đều có thể mắc viêm gan. Có những loại viêm gan có thể tự khỏi nhưng có những loại gây nguy hiểm tạo thành xơ gan, xẹo gan hoặc ung thư gan.

2. Các loại viêm gan virus

Có 5 loại viêm gan thường gặp là A,B,C,D,E. Mỗi loại có đặc điểm khác nhau.

2.1 Viêm gan A

Bệnh này được gây ra bởi nhóm virus viêm gan A và là căn bệnh cấp tính tại gan có thể tư khỏi. Loại virus này xâm nhập vào cơ thể qua đường thức ăn, nước uống. Loại virus này có thể lây lan qua đường tiêu hóa bằng cách xâm nhập vào thức ăn bị nhiễm bẩn. Bệnh chỉ gây sưng gan chứ không có bất kì tổn hại nào đến gan. Bạn hoàn toàn có thể ngừa được viêm gan A bằng cách chích ngừa.

2.2 Viêm gan B

Đây là loại viêm gan truyền nhiễm cực kì nguy hiểm gây ra bởi vi rut viêm gan B và nó có thể lây lan trực tiếp cho người khác qua đường máu, mồ hôi, nước tiểu, hay quan hệ… Bất kì ai cũng có thể mắc bệnh. Điều trị bệnh viêm gan B này bằng thuốc, tiêm vắc xin phòng ngừa.

2.3 Viêm gan C

Bệnh viêm gan C cũng nguy hiểm không kém viêm gan B, viêm gan C có thể truyền nhiễm trực tiếp từ người này sang người khác. Triệu chứng điển hình khi mắc loại virus này là cảm, đau đầu, nhức xương ở giai đoạn cấp tính. Người bệnh thường có biểu hiện bị vàng da và mắt. Nếu không chữ trị kịp thời bệnh phát triển thành mạn tính và có thể gây xơ gan, chai gan.

Hiện nay chưa có thuốc chủng ngừa viêm gan C.

2.4 Viêm gan D

Viêm gan D là một dạng nhiễm trùng ở gan do virus viêm gan D (HDV) gây ra. Nó chỉ xảy ra ở những người có nhiễm virus viêm gan B. Viêm gan D có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Hiện tại chưa có vắc xin chủng ngừa viêm gan D, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể phòng ngừa bệnh bằng cách chích ngừa viêm gan B.

2.5 Viêm gan E

Viêm gan E là bệnh truyền nhiễm nên chúng ta ai cũng có thể bị. Tương tự như bệnh viêm gan A, bệnh lây từ người này qua người kia qua thức ăn và nước uống nhiễm vi khuẩn E. Hiện chưa có thuốc chích ngừa viêm gan E.

Viêm gan virus B và C là hai loại viêm gan virus nguy hiểm nhất hiện nay

3. Ai có thể bị nhiễm virus viêm gan?

Những người lành có thể bị lây truyền virus viêm gan từ người mang bệnh thông qua nhiều con đường khác nhau, tùy thuộc vào loại viêm gan virus là gì. Cụ thể:

Virus viêm gan A và E thường lây truyền qua đường tiêu hóa (ăn uống), qua thực phẩm hoặc nguồn nước bị ô nhiễm.
Virus viêm gan B và C lây truyền qua đường máu (tiêm, truyền) của người bị nhiễm, qua đường tình dục không an toàn và qua đường mẹ truyền sang con trong quá trình sinh nở.
Viêm gan D lây truyền qua máu của người bị nhiễm.

4. Triệu chứng của viêm gan virus là gì?

Triệu chứng chủ yếu của bệnh viêm gan virus là vàng da.
Các triệu chứng kèm theo là rối loạn tiêu hóa (chán ăn, sợ mỡ, buồn nôn, nôn, đau bụng, rối loạn đại tiện), cùng với xuất hiện sốt nhẹ.
Cũng có thể xuất hiện đau khớp (khởi phát kiểu viêm khớp), viêm xuất tiết, kiểu giả cúm với hiện tượng sổ mũi, đau họng, ho khan cùng với sốt.
Nhưng cũng có 3-5% không có triệu chứng gì trong thời kỳ khởi phát.
Các dấu hiệu khởi phát bệnh kể trên thường kèm theo sốt nhẹ hoặc vừa, đau tức vùng hạ sường phải, tình trạng bệnh nhân mệt mỏi.

5. Biến chứng của viêm gan virus

Tùy loại virus gây viêm gan mà bệnh có thể có những tiến triển và biến chứng khác nhau. Chẳng hạn viêm gan virus E ở phụ nữ mang thai dễ dẫn đến viêm gan ác tính và nguy cơ tử vong cao. Viêm gan virus B, C mạn tính dễ dấn đến xơ gan và ung thư tế bào gan nguyên phát. Ước tính có khoảng 60-80% bệnh nhân ung thư gan có tiền sử viêm gan virus B mạn tính.

6. Cách phòng ngừa bệnh viêm gan virus

Tiêm vaccine là một trong những cách phòng ngừa viêm gan virus hiệu quả

6.1 Phòng bệnh không đặc hiệu

Đối với chủng virus viêm gan lây qua con đường tiêu hoá như viêm gan A và E thì cần phải giữ vệ sinh thực phẩm, nước uống và môi trường sống sạch sẽ. Quản lý và khử trùng phân của người bệnh viêm gan để tránh lây lan ra cộng đồng.
Đối với các chủng virus lây qua đường máu như virus viêm gan B, C, D thì cần phải đảm bảo khử trùng kĩ càng các dụng cụ y tế trong tiêm truyền, phẫu thuật. Việc dùng máu và các chế phẩm của máu thì cần được tiến hành kiểm tra chặt chẽ để loại trừ máu của người bệnh mang các loại virus viêm gan này.
Virus viêm gan B và C có thể lây truyền qua đường tình dục và đường mẹ sang con. Do vậy, cần có dụng cụ bảo vệ trong quan hệ tình dục, với người mẹ mang virus thì cần điều trị triệt để trước khi mang thai.

6.2. Phòng bệnh đặc hiệu

Đối với viêm gan A: Có thể tiêm phòng viêm gan A với hiệu quả kéo dài từ 4-6 tháng. Ở nước ta, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương hiện đã sản xuất thành công loại vaccine phòng bệnh viêm gan A.
Đối với viêm gan B: Vaccine viêm gan B hiện đang được phổ biến rộng rãi và đã nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở nước ta từ nhiều năm nay.
​​​​​​​Đối với các viêm gan virus khác thì chưa có vaccine hoặc đang được nghiên cứu để sản xuất.

7. Cách điều trị viêm gan virus là gì?

7.1 Nguyên tắc chung
Người bệnh cần nghỉ ngơi hợp lý, nằm nghỉ tại giường trong thời kỳ toàn phát, sau đó có thể vận động nhẹ nhàng tùy theo thể trạng.
Sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng trong trường hợp cần thiết theo hướng dẫn của bác sỹ: thuốc lợi mật, lợi tiểu, thuốc giải độc và bảo vệ tế bào gan; truyền dịch, thuốc làm tăng cường miễn dịch, các vitamin K, nhóm B…
Có chế độ ăn khoa học, giàu protein, đường, các vitamin và khoáng chất; hạn chế tối đa dầu mỡ, đặc biệt là các món xào, rán. Bổ sung thêm hoa quả tươi, sữa chua, uống nhiều nước mỗi ngày.
Kiêng tuyệt đối rượu bia, thuốc lá, hạn chế sử dụng các thuốc tây chuyển hóa tại gan, hoá chất gây độc cho gan.
​​​​​​​thuoc-chong-virus-viem-gan

Thuốc ức chế virus được chỉ định trong viêm gan B, C

7.2 Sử dụng thuốc ức chế virus
Tenofovir, Lamivudin, Adefovir, Ribavirin, Famciclovir, Entecavir… là những loại thuốc ức chế virus được chỉ định dùng cho bệnh nhân viêm gan virus B và C.
Viêm gan virus C hiện đã có thuốc thế hệ mới như: Sofobusvir, ledipasvir… Đây đều là các loại thuốc có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn viêm gan C với tỷ lệ lên đến 95%.
Riêng viêm gan virus B hiện chưa có thuốc điều trị triệt để mà mới chỉ sử dụng các loại thuốc kháng virus trên để làm giảm nồng độ virus trong máu, giảm các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa biến chứng xơ gan, ung thư gan.
Việc sử dụng các loại thuốc đặc trị này cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sỹ, không tự ý bỏ dở liệu trình điều trị, đổi thuốc có thể khiến bệnh trở nên phức tạp hơn.
Ngoài những biện pháp điều trị trên, dùng thảo dược để hỗ trợ điều trị bệnh đang được khá nhiều chuyên gia gan mật khuyên dùng hiện nay. Cà gai leo là dược liệu được nghiên cứu chuyên sâu, đầy đủ nhất về tác dụng, hiệu quả và độ an toàn trên bệnh nhân viêm gan virus B, xơ gan với 2 đề tài cấp Nhà nước, 4 luận văn tiến sĩ và nhiều công trình nghiên cứu khác.

Cà gai leo chứa hoạt chất quý glycoalkaloid có tác dụng mạnh trong việc chống viêm gan, bảo vệ tế bào gan, phục hồi tổn thương gan, là dược liệu duy nhất tới nay được chứng minh có hiệu quả điều trị lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính thể hoạt động và cũng là dược liệu duy nhất được chứng minh có tác dụng ngăn chặn xơ gan rõ rệt thông qua việc ức chế sự tạo thành các sợi collagen.

Để hoạt chất glycoalkaloid phát huy tác dụng cao nhất, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu kết hợp dược liệu này với nhiều dược liệu khác trong đó có Mật nhân dưới dạng chiết xuất toàn phần. Kết quả mang lại vô cùng vượt trội: Cà gai leo giúp giảm nồng độ virus viêm gan, hạ men gan, giải độc gan, ngừa biến chứng xơ gan, Mật nhân giúp tái tạo tế bào gan, tăng miễn dịch nên giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

TPBVSK Giải độc gan Tuệ Linh là sản phẩm tiên phong có sự sự kết hợp giữa hai dược liệu quý gồm chiết xuất chuẩn hóa từ Cây Cà gai leo và Cây Mật Nhân. Sản phẩm đã được thử nghiệm độc tính, thử tác dụng tại Viện Dược liệu Trung ương và thử lâm sàng trên 33 bệnh nhân viêm gan B mạn tính thể hoạt động trong vòng 6 tháng. Kết quả đem lại vô cùng khả quan.

LEAVE A REPLY
Please enter your comment!