Thuốc tiêu trĩ Safinar là gì?
Safinar là thuốc sử dụng cho các trường hợp bị trĩ nội, trĩ ngoại, giảm các cơn đau rát do trĩ gây ra.
Có thể nói, trĩ là một trong những căn bệnh không chỉ gây đau đớn, khó chịu, suy giảm sức khỏe , mà nó còn ảnh hưởng đến sự tự tin, đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người mắc phải. Trĩ là tình trạng sưng, dãn quá mức các đám tĩnh mạch hậu môn, chính vì đây là một vị trí nhạy cảm, nên người mắc phải thường có tâm lý chủ quan, giấu diếm, chỉ đến khi bệnh đã phát triển nặng thì họ mới đi khám bác sĩ. Bệnh trĩ được các chuyên gia chia thành 2 loại, đó là:
- Trĩ nội: bệnh xuất hiện ở phía trên cơ thắt hậu môn.
- Trĩ ngoại: bệnh xuất hiện ở phía dưới của cơ thắt hậu môn.
Có rất nhiều những nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ, một số điển hình có thể kể đến như: xuất hiện khối u khu vực trực tràng; lối sống tĩnh tại, lười vận động; tình trạng táo bón kéo dài.
Nếu bạn đã quá mệt mỏi với tình trạng đau rát, khó chịu vùng hậu môn và sự kém tự tin do bệnh trĩ mang lại, hãy để sản phẩm tiêu trĩ Safinar giúp bạn thoát khỏi tình trạng này. Thuốc điều trị bệnh trĩ Safinar có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên, an toàn cho tất cả người dùng, có tác dụng giảm thiểu các triệu chứng của bệnh trĩ, giúp người bệnh khỏi trĩ sau một thời gian sử dụng.
Thuốc tiêu trĩ Safinar được sản xuất bởi công ty cổ phần dược phẩm TW Mediplantex, mã đăng ký sản phẩm là VD-8870-09.

Thành phần chính và hàm lượng:
- Cao hoàng cầm: có hàm lượng 0,05 g
- Cao hòe giác: có hàm lượng 0,1g
- Cao chỉ xác: có hàm lượng 0,05g.
- Cao địa du:có hàm lượng 0,05g.
- Cao đương quy: có hàm lượng 0,05g.
- Bào chế và đóng gói: thuốc được bào chế dưới dạng viên nang. Một hộp thuốc có 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên thuốc.
Thành phần thuốc Safinar có tác dụng gì?
Hoàng cầm: hoàng cầm có tên khoa học là Scutellaria baicalensis, thuộc họ hoa môi Lamiaceae. Hoàng cầm thuộc loại cây thân cỏ sống dai, chiều cao trung bình của nó từ 20 đến 50 cm, rễ cây to ra có hình chù. Thân cây thẳng đứng, vuông, chia thành nhiều nhánh, bề mặt có thể nhẵn bóng hoặc có lông. Hoa có màu xanh lam tím, cụm hoa hình bông đầu cành. Hoàng cầm là một trong những cây thuốc mà Việt Nam ta phải nhập khẩu từ Trung Quốc, cây cũng được tìm thấy ở nhiều nơi của Liên xô cũ. Rễ cây hoàng cầm là vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong đông y, hoạt chất chính chứa trong rễ cây là flavonoid, điển hình như baicalin, baicalein, scutellarin, wogonin. Một số tác dụng điển hình của vị thuốc hoàng cầm có thể kể đến như: tác dụng làm giảm huyết áp nhờ khả năng làm giãn các mạch máu nhỏ, tác dụng kháng khuẩn đặc biệt lên chủng vi khuẩn lao và tả; tác dụng hạ sốt; tác dụng lợi tiểu.
Hòe giác: Hòe giác là quả của cây hoa hòe, tên khoa học là Styphnolobium Japonicum, họ đậu (Fabaceae). Hoa hòe có thân cây gỗ to, chiều cao trung bình từ 5 đến 6 mét. Cây có lá kép lông chim lẻ, các lá mọc so le với nhau. Cụm hoa bông, màu vàng trắng, thường nở nhiều vào các tháng mùa thu. Cây được trồng hoặc mọc hoang ở nhiều nơi của nước ta, đặc biệt là các tỉnh khu vực phía bắc. Hai bộ phận chính của cây được thu hái làm thuốc là nụ hoa và quả già hay còn được gọi là hòe giác. Một số tác dụng theo y học hiện đại của hòe giác như: tác dụng cầm máu, làm lành các vết thương hở;tác dụng làm bền thành mạch, đặc biệt các các mao mạch nhỏ; tác dụng hạ cholesterol máu, phòng ngừa xơ vữa động mạch; tác dụng chống viêm, chống co thắt.
Chỉ xác: Chỉ xác có tên khoa học là Fructus citri aurantii, thuộc họ Cam( Rutaceae). Chỉ xác thân cây gỗ lớn, chiều cao trung bình từ 2 đến 10m, bề mặt thân nhẵn nhụi, có thể có gai nhỏ, ngắn hoặc không. Lá cây mọc so le, hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, mối chùm hoa có từ 6 đến 8 hoa nhỏ, màu hơi vàng hoặc trắng, hoa mọc nhiều vào tháng 2 đến tháng 4 và ra trái vào tháng 5 đến tháng 8. Một số tác dụng của chỉ xác theo y học hiện đại như: cường tim, làm tăng huyết áp nhưng không tăng tần số tim; vừa có tác dụng giảm trương lực cơ trơn ruột và giảm co thắt, vừa có thể làm tăng nhu động ruột. Do vậy, chỉ xác được dùng để trị một số bệnh như: táo bón, đại tiện khó, gan, dạ dày làm việc yếu, khí huyết kém lưu thông.

Đương quy: Đương quy có tên khoa học là angelica sinensis, họ Cần (Apiaceae). Đương quy thuộc loại cây thân nhỏ, sống nhiều năm, chiều cao trung bình chỉ từ 40 đến 80 cm, dọc thân có các rãnh nhỏ. Lá kép lông chim, các lá mọc so le nhau. Hoa mọc thành tán, gồm từ 12 đến 40 hoa nhỏ, màu xanh trắng, mùa ra hoa là vào tháng 7 đến tháng 8. Đương quy được trồng nhiều ở Trung Quốc và Triều Tiên, và đây cũng là hai nơi cung cấp chính đương quy cho nước ta. Hiện nay, tại Việt Nam, đương quy đang được trồng thử nghiệm ở khu vực Sapa, tỉnh lào cai, tuy nhiên hiệu quả đạt được lại không được cao. Rễ đương quy là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, thành phần chính của nó là tinh dầu và một số acid béo tự do. Tác dụng dược lý của đương quy có thể kể đến như: giãn động mạch vành giúp lượng máu đến nuôi cơ tim nhiều hơn, giảm tiêu hao oxy ở cơ tim, ngăn chặn sự tạo thành cục máu đông gây tắc mạch; tác dụng giảm đau, chống viêm; tăng cường sức đề kháng; làm giảm cơ trơn phế quản, hỗ trợ điều trị bệnh hen phế quản.
Địa du: Địa du có tên khoa học là Sanguisorba officinalis, thuộc họ Rosaceae. Địa du là loại cây thân cỏ, sống dai, thân cây rỗng bên trong, mọc thẳng, bề mặt nhẵn nhụi, chiều cao trung bình từ 0,3 đến 1,5 m. Lá ít, kép lông chim, mép lá có răng cưa to. Hoa mọc thành cụm, nhỏ, màu đỏ đậm, ra nhiều vào mùa hè. Địa du vốn không có ở nước ta, hiện nay đã được trồng thử một số nơi nhưng vẫn chưa nhiều. Trong địa du, có một số thành phần hóa học như tanin, flavonoid, saponin. Chính vì có chứa nhiều dược chất như vậy, nên loại cây này được dùng nhiều trong cả đông y và y học hiện đại. Những công dụng tuyệt vời của địa du có thể kể đến như: cầm máu, làm lành vết thương; nhuận tràng, thúc đẩy tiêu hóa; chữa đau bụng kinh, khí huyết không đều, giảm các vết loét đường tiêu hóa,…
Công dụng của thuốc Safinar
- Giúp co các búi trĩ, hạn chế tình trạng đau rát, đi ngoài lẫn máu mỗi khi đi đại tiện.
- Ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn, do sự tổn thương các búi trĩ ở khu vực hậu môn rất dễ bị các vi khuẩn tấn công, Safinar sẽ có tác dụng kháng khuẩn và ngăn ngừa sự viêm nhiễm xảy ra.
- Làm bền vững các thành mạch máu, tăng cường tính đàn hồi của thành mạch.
- Có tác dụng nhuận tràng, tiêu hóa tốt.
- Thanh nhiệt, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.

Cách sử dụng thuốc tiêu trĩ Safinar
Safinar là thuốc uống ở dạng viên nang, nên bạn chỉ cần dùng nước ấm để uống thuốc. Sử dụng thuốc sau ăn và nên dùng cả viên, không nên đập dập hay bẻ nát viên thuốc. Trong quá trình sử dụng thuốc bạn nên tăng cường ăn các loại rau củ quả và uống từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày. Để thuốc phát huy tốt tác dụng, bạn nên tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, nước có gas trong quá trình uống thuốc.
Liều dùng: Sử dụng từ 2 đến 3 viên một lần sau ăn. Một ngày uống từ 2 đến 3 lần, duy trì sử dụng thuốc từ 1 đến 2 tháng.
Tác dụng phụ của thuốc Safinar
Vì thuốc Safinar có nguồn gốc từ các loại thảo dược tự nhiên nên hầu như sẽ không gây tác dụng phụ nên người sử dụng. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải bất kỳ vấn đề nào do thuốc gây ra, hãy báo lại cho bác sĩ điều trị của bạn biết để kịp thời xử lý.
Lưu ý khi sử dụng thuốc tiêu trĩ Safinar
- Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc Safinar mà cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Người bệnh không nên tự ý tăng hoặc giảm số liều thuốc vì như vậy có thể gây ra tình trạng quá liều hoặc làm giảm tác dụng của thuốc.
- Không sử dụng thuốc Safinar cho trường hợp bị mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc.
- Không nên sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú.
- Không nên sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 8 tuổi.
Tương tác thuốc
Hiện chưa có nghiên cứu về khả năng tương tác của thuốc Safinar với các loại thuốc điều trị khác. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, bạn nên liệt kê những thuốc đang sử dụng cho bác sĩ điều trị của mình biết.
Dược động học
- Hấp thu: Thuốc được hấp thu tốt theo đường uống qua thành ruột nhờ tất cả các cơ chế vận chuyển
- Phân bố: các phân tử thuốc liên kết với protein huyết tương và được vận chuyển đến hầu khắp các mô trong cơ thể.
- Chuyển hóa: thuốc được chuyển hóa chủ yêu ở gan.
- Thải trừ: Các sản phẩm chuyển hóa được thải trừ chủ yếu theo đường nước tiểu.

Triệu chứng quá liều và cách xử trí
Khi sử dụng thuốc quá liều, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng như:
- Đương quy: Hạ huyết áp, đầy bụng, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, phát ban, nổi mẩn đỏ trên da, nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, tăng khả năng nhiễm độc da.
- Hoàng cầm: Hoa mắt, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa.
- Hòe giác: mệt mỏi, li bì, tụt huyết áp, hoa mắt, chóng mặt.
Khi gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào nghi là do quá liều Safinar như kể trên, bạn cần đến ngay cơ sở ý tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Thuốc tiêu trĩ Safinar có lừa đảo không?
Thuốc trị bệnh trĩ Safinar là một sản phẩm uy tín trên thị trường, đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ bệnh nhân. Tuy nhiên cũng cần phải nói rằng, hiệu quả của thuốc một phần phụ thuộc vào cơ địa của người bệnh.
Do vậy, sẽ có bệnh nhân hiệu quả nhanh, có bệnh nhân hiệu quả chậm khi sử dụng thuốc. Điều bạn cần làm là duy trì sử dụng thuốc một cách đều đặn theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với lối sống khoa học lành mạnh.
Thuốc Safinar có giá bao nhiêu?
Hiện nay, Safinar đang được bán trên thị trường với giá 160.000 đồng 1 hộp. Mức giá trên chỉ để tham khảo vì giá cả mỗi nhà thuốc có thể khác nhau.
Thuốc Safinar mua ở đâu tại Hà Nội và TPHCM?
Thuốc tiêu trĩ Safinar hiện có bán tại các nhà thuốc, quầy thuốc trên toàn quốc. Để có thể chọn được sản phẩm chất lượng tốt, độc giả nên lựa chọn những nhà thuốc uy tín trên thị trường để mua. Các bạn cũng có thể chọn mua trên các website, tuy nhiên cần cẩn thận để tránh hàng giả, hàng kém chất lượng.
Xem thêm:
Thuốc Daflon (Diosmin+Hesperidin): Công dụng, Liều dùng, Giá bán
Thuốc Ginkor Fort là thuốc gì? Uống nhiều có tốt không? Giá bao nhiêu?
Bị trĩ ngoại có sử dụng thuốc được không ạ
Có bạn nhé