Lần đâu tiên trong lịch sử, Astra Zeneca, công ty Dược đến từ Anh Quốc sẽ đưa dòng thuốc bom tấn mới nhất của mình ROXADUSTAT vào thị trường Trung Quốc trước một năm so với thị trường Hoa Kỳ và Châu Âu.
Đây là dòng sản phẩm AZphối hợp nghiên cứu cùng công ty FibroGEN có trụ sở tại San Francisco và hai chi nhánh tại Bắc Kinh và Thượng Hải.
Đây không phải là trường hợp duy nhất big pharma làm việc với công ty khác có chi nhánh tại Trung Quốc , Eli Lilly cũng đang tiến hành hợp tác tương tự với dòng thuốc điều trị ung thư ruột của mình.
“Hai mươi năm nữa kể từ bây giờ, Trung Quốc sẽ trở thành thị trường tương đương, có khi lớn hơn thị trường Hoa Kỳ.” Daniel Mahony, quản lí quỹ CSSK Polar Capital LLP tại London cho hay : “ Thuốc được phê duyệt sử dụng đầu tiên tại Trung Quốc hiện nay nghe có vẻ lạ tai, nhưng trong khoảng 5 năm nữa, điều này sẽ trở nên rất bình thường.”
Sau nhiều thập kỉ thiếu thốn thuốc mới cũng như các phương pháp điều trị tân tiến cho những bệnh nặng và mạn tính như ung thư, đái tháo đường và bệnh thận, 1.4 tỉ dân Trung Quốc trở thành thị trường béo bở và chủ lực của các Big Pharma. Nhờ chính sách bảo hiểm y tế toàn dân, nhiều bệnh nhân được hỗ trợ chi trả và hàng triệu người Trung Quốc sẵn sàng bỏ tiền chi trả cho việc sử dụng thuốc mới (nếu vẫn chưa được bảo hiểm duyệt chi trả).
Tất cả những động thái này đều nằm trong chính sách cải tổ Y Tế toàn diện bao gồm cả ngành Công nghiệp Dược phẩm của Tập Cận Bình. Tháng 5 vừa qua, mặc cho cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ -Trung Quốc đang diễn ra, Bắc Kinh cũng âm thầm loại bỏ thuế quan của 28 loại thuốc nhập khẩu và kéo dài bảo hộ bản quyền của những loại thuốc này vì bị chỉ trích bảo hộ bản quyền ở Trung Quốc hiện đang quá lỏng lẻo.
Ngay cả gần đây, quá trình thương thảo phê duyệt thuốc mới tại Trung Quốc cũng bị ngăn chặn khá nhiều, số lượng thuốc được phê duyệt vẫn còn ít. Cục quản lí Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ CFDA nói, chỉ có khoảng 100 trên 433 loại thuốc mới được phê duyệt ở các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Châu Âu được sử dụng tại Trung Quốc trong giai đoạn 2001-2006.
Đến tháng 10 năm ngoài, cơ quan đăng kí thuốc đã loại bỏ luật yêu cầu các công ty Dược Big Pharma phải tiến hành làm nghiên cứu lâm sàng lại hoàn toàn tại Trung Quốc trước khi được duyệt dùng tại đây. Việc loại bỏ luận này trở thành cột mốc quan trọng trong chiến lược cải tổ y tế bởi lẽ Big Pharma có thể triển khai những dòng thuốc mới nhất và bom tấn của mình sớm tại thị trường TRung Quốc, có khi còn sớm hơn cả tại thị trường Hoa Kỳ. Người dân Trung Quốc sẽ có cơ hội tiếp cận những dòng thuốc mới nhất tiên tiến nhất sớm hơn.
Trung Quốc đã qua giai đoạn người dân phải tự hỏi mình ” Liệu tôi có kiếm đủ ăn mỗi ngày hay không? ” sang một câu hỏi mới “Nếu tôi bị ung thư, chuyện gì sẽ xảy ra ?”
Câu hỏi này nói lên điều gì, nó chỉ ra rằng, Trung Quốc trong quá trình phát triển vũ bão kinh tế của mình đã khiến cho người dân bắt đầu sống sung túc thịnh vượng hơn, tầng lớp trung lưu tăng nhiều hơn, tuy nhiên, dân số trở nên lão hóa dần và họ phải đối mặt với vấn đề bệnh tật của mình.
Roxadustat, thuốc điều trị thiếu máu do suy thận là phép thử mới cho chính sách cải tổ Y Tế của Trung Quốc . CFDA đưa thuốc này trở thành thuốc ưu tiên được xem xét và lượng giá công khai các thử nghiệm lâm sàng: mỗi khi có kết qủa thử nghiệm lâm sàng mới tại từng phase tiếp theo, dữ liệu sẽ được công khai. Để so sánh, AZ sẽ làm nghiên cứu song song tại thị trường Hoa Kỳ vào tháng 6/2019 (tức năm sau).
Đây là cột mốc lớn, Ludovic Helfgott- Trưởng khoa thận, tim mạch và đái tháo đường tại Cambridge, Anh Quốc chia sẻ. Nó đánh dấu một sự kiện lịch sử: lần đầu tiên trong lịch sử, một công ty Dược toàn cầu, một sản phẩm toàn cầu được phê duyệt sử dụng đầu tiên tại Trung Quốc. Trong khi quy trình phê duyệt tại các nước đã phát triển thường nhanh hơn do có kinh nghiệm, Trung Quốc cũng gặp phải áp lực lớn để giúp quy trình phê duyệt thuốc theo đúng tiến độ như các quốc gia phát triển từng làm.
Tình trạng gìa hóa dân số của Trung Quốc đang có xu hướng tăng nhanh hơn nhiều so với các quốc gia khác như Hoa Kỳ, hiện nay tỉ lệ dân số trên 65 tuổi của Trung Quốc hiện đã cao hơn so với Hoa Kỳ.
Với tỉ lệ dân số già tăng như vậy, hiển nhiên nhu cầu thuốc men cho nhóm đối tượng này như thuốc điều trị cho bên người già như thuốc đái tháo đường, tim mạch, béo phì các tình trạng bệnh tật liên quan viêm nhiễm và bệnh tiêu hóa.
Đối với nhóm hàng tiêu dùng, đặc biệt ở tầng lớp trung lưu, lại cực kì quan tâm đến sức khỏe của họ. Vu án bê bối vaccine vừa qua làm tầng lớp này phẫn nộ và những nhóm biểu tình khắp Trung Quốc đòi quyền lợi đảm bảo sức khỏe cho họ và người thân trong gia đình. Với trình độ học thức tốt hơn thế hệ cũ, những tầng lớp này hiểu rằng họ không còn đặt niềm tin vào những bài thuốc gia truyền 3000 năm hoặc châm cứu bấm huyệt (acupuncture) nữa. Rất nhiều người đã đi sang nước ngoài, thậm chí vay mượn khắp nơi để tìm cách mua thuốc nhập từ bên ngoài vào để cho người thân trong gia đình điều trị bệnh .
Theo Nature, từ 5 năm đổ lại, hiện chỉ có 4/42 loại thuốc điều trị ung thư được phê duyệt đang được kinh doanh tại Trung Quốc.
Tháng 4 vừa qua, từ bộ phim ngân sách thấp “Dying to Survive” đem về 500 triệu USD doanh số phòng vé là bức tranh phản ánh thực trạng hiện tại của Trung Quốc. Bộ phim xây dựng dựa trên câu chuyện có thật của Lữ Giang- người đi buôn lậu thuốc điều trị ung thư máu từ Ấn Độ cho hơn 1000 bệnh nhân bị ung thư vào năm 2004.
“Chúng tôi còn không dự đoán được việc nhu cầu thuốc men bùng nổ mạnh đến như vậy tại thị trường Trung Quốc. Giờ đây mọi người nghĩ chúng tôi tôi thông minh, và chúng tôi đang nắm giữ cơ hội vàng để phát triển sản phẩm.” Chris Chung- Chủ tịch của FibroGen trụ sở Trung Quốc cho hay.
Ngay cả với thuốc điều trị ung thư, Eli Lilly đang phối hợp làm việc với Hutchison China Meditech Ltd có trụ sở tại Hongkong để giới thiệu về dòng thuốc mới fruquintinib, điều trị ung thư đại trực tràng . Tại Trung Quốc thuốc đã được phê duyệt sử dụng. China Meditech giờ đây mới bắt đầu giới thiệu đến thị trường Hoa Kỳ và Châu Âu. Ung thư đại trực tràng, theo dữ liệu của WHO cứ 5 người bị ung thư đại trực tràng thì có 1 người ở Trung Quốc.
Với nhu cầu dùng thuốc mới và tăng cường độ phủ khi áp dụng chính sách bảo hiểm toàn dân để đảm bảo dân TQ có đủ thuốc dùng, hơn 100 loại thuốc đã được phê duyệt sử dụng tại Trung Quốc năm ngoái bao gồm cả Brilinta của AZ, Herceptin của Roche và Viread của GSK với mức giá thấp hơn ở thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ 50%.
Thiếu máu do suy thận ảnh hưởng khoảng 10 triệu người tại Trung Quốc, Roxadustat là sản phâm đang được quan tâm khá nhiều tại Trung Quốc.
Để phục vụ cho nhu cầu xét duyệt nhanh hơn, CFDA đã tăng cường tuyển dụng người lên gấp 10 lần từ 100 lên 1,000 đến cuối năm nay. Với số lượng nhân viên này sẽ giảm được thời gian xét duyệt nhóm thuốc generic (số lượng hồ sơ từ 4000-19000) đang nằm trong danh sách chờ.
IQVIA- công ty nghiên cứu lâm sàng tiền thân của IMS và Quintiles dự đoán thị trường Dược phẩm Trung quốc sẽ tăng trưởng lên 30% đến năm 2021 với doanh số khoảng 170 tỉ USD.
Công ty TAKEDA -nổi tiếng với Actos- thuốc trị đái tháo đường cũng lên chiến lược bỏ thêm 7 dòng sản phẩm mới của mình vào thị trường Trung Quốc trong 5 năm tới .“Mục tiêu của chúng tôi trong trung hạn là kéo Trung Quốc vào phase nghiên cứu sớm các sản phẩm với các quốc gia khác .” Christophe Weber, CEO của Takeda chia sẻ.
Nguồn: Bloomberg