bệnh nhân bị zona
5/5 - (3 bình chọn)

Sử dụng acylovir khi nào ?

DS: Hiện nay có khoảng trên dưới 10 loại thuốc chống virus; thuốc được dùng phổ biến cho virus zona là Acyclovir, có khả năng ức chế sự phân chia của virus. Nhưng cũng như các loại thuốc chống virus khác, thuốc này không có hoạt tính chống virus khi nó nằm yên, virus càng hoạt động mạnh bao nhiêu thì thuốc càng tác dụng bấy nhiêu

==>ĐIỀU NÀY CÓ NGHĨA LÀ khi bệnh nhân có dấu hiệu ngứa điển hình, xuất hiện mụn rộp đầu tiên thì giai đoạn này dùng thuốc rất hiệu quả, lúc này virus đang hoạt động mạnh — BA NGÀY SAU NỔI MỤN RỘP THÌ THUỐC KHÔNG CÒN TÁC DỤNG NỮA.

bệnh nhân bị zona

Người nhà bị thủy đậu sợ bị lây bệnh chéo nên tự mua thuốc trị thủy đậu uống trước để phòng ngừa như vậy có được không?

DS: *Thuốc kháng virus không có hiệu lực khi virus nằm yên ==> KHÔNG DÙNG LÀM THUỐC PHÒNG BỆNH được.
Chỉ có cách giữ vệ sinh tốt, tăng cường sức đề kháng, có thể dùng hổ trợ Vit nhóm B VÀ Zn…ăn uống đủ chất
*Bệnh thủy đậu do một loại Vr mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên, thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền….
Thời gian ủ bệnh của thuỷ đậu là từ 1-2 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, do đó, nếu một người chưa được tiêm phòng vaccine thuỷ đậu mà có tiếp xúc với bệnh nhân thuỷ đậu, trong vòng 3 ngày ta có thể tiêm ngừa thì vaccine có thể phát huy tác dụng bảo vệ ngay sau đó giúp phòng ngừa thủy đậu.
Với người có cơ địa suy yếu, người mắc những bệnh suy giảm miễn dịch, trẻ em trên 12 tháng, phụ nữ thì nên tiêm ngừa….

Zona có những bn rất đau, đôi khi phải dùng giảm đau thần kinh kèm với kháng virus mới bớt ?

DS: hầu như trường hợp zona nào sau khi khỏi cũng để lại di chứng đau rát nhẹ hoặc nặng, thoáng qua hoặc kéo dài, gọi là “triệu chứng đau sau zona”. Đây là một trong những chứng đau điển hình của loại đau thần kinh, hầu như không đáp ứng các thuốc giảm đau thông thường. Bệnh nhân càng cao tuổi triệu chứng này càng rõ, càng dai dẳng…

Tùy theo di chứng, bệnh nhân có thể được BS cho sử dụng 1 số thuốc điều trị ở giai đoạn này là:

  • một số thuốc bôi tại chỗ: voltarel gel, aspirin gel… trong vòng 4 tuần.or Capsaicin (dạng kem): Thoa tại chỗ 3 – 4 lần mỗi ngày. Chỉ bôi lên vùng da nguyên vẹn, đã lành; bắt đầu với chế phẩm nồng độ thấp, nếu dung nạp được, tăng dần đến chế phẩm có nồng độ cao.
  • Lidocain (băng dán 5%): Dán lên vùng bị đau; có thể dùng cùng lúc 3 băng dán trong một thời gian tối đa là 12 giờ. Chỉ nên dán lên vùng da đã lành nguyên vẹn; có thể cắt băng dán cho hợp với kích cỡ vùng da.

Về thuốc uống:

  • Amitriptyline: viên nén 25mg, liều từ 25-75mg/ngày chia 2 lần. Lúc đầu dùng liều thấp sau tăng dần. Thuốc có tác dụng tốt trong trường hợp đau rát bỏng, đau như xé. Tác dụng phụ: hạ huyết áp tư thế, ngủ gà, lú lẫn, khô miệng, run, táo bón, bí đái, tăng cân. Chống chỉ định: glôcôm góc đóng, u tuyến tiền liệt, loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền, động kinh, có thai.
  • Trong trường hợp đau từng cơn, đau như dao đâm, đau nhói hoặc co cơ hay máy cơ… có thể dùng các thuốc sau với liều thấp sau đó tăng dần tới liều tác dụng.
  • Carbamazepin (tegretol): viên nén 200mg, liều lượng từ 400 – 1200mg/ngày. Tác dụng không mong muốn: chóng mặt, buồn nôn lúc bắt đầu điều trị (hạn chế bằng cách tăng liều dần); hội chứng tiền đình tiểu não hoặc lú lẫn do quá liều; giảm nhẹ bạch cầu trung tính; rối loạn dẫn truyền tim; phản ứng đặc ứng (nhiễm độc da, viêm gan, thiểu sản tuỷ xương). Chống chỉ định: Block nhĩ – thất (nhịp tim chậm).
  • Gabapentin (neurontin): viên nén 300mg, liều từ 900mg-2.000mg/ngày. Tác dụng không mong muốn: ngủ gà, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đi loạng choạng, run. Chống chỉ định trong trường hợp có thai hoặc cho con bú, dị ứng với các thành phần của thuốc.
  • Pregabapentin (Lyrica): viên nén 75mg, 150mg. Liều 150-300mg/ngày
    Ngoài ra, bệnh nhân cần được dùng thêm một số loại vitamin nhóm B, C, E… và có thể châm cứu phối hợp.

Lưu ý:

Các trường hợp đau dây thần kinh sau zona kéo dài và dữ dội ,cần phải có bác sĩ chuyên khoa chỉ định sử dụng thuốc
DS BÙI NGỌC LAN HƯƠNG

LEAVE A REPLY
Please enter your comment!