Bệnh trĩ nội là gì? Triệu chứng, cách chữa bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội là gì?

Theo nghiên cứu của tổ chức y tế tại Việt Nam, t ỷ lệ mắc trĩ tại nước ta lên tới 35 đến 50%, trong đó tỷ lệ nữ giới mắc bệnh trĩ cao hơn nam giới. Trĩ hình thành xuất phát từ sự biến dạng bất thường của ống hậu môn do chịu áp lực cao trong thời gian dài. Khi các tĩnh mạch hậu môn và tĩnh mạch trực tràng chịu áp lực cao sẽ bị chèn ép gây hiện tượng chảy máu- triệu chứng điển hình của bệnh trĩ.

Hiện nay bệnh trĩ được phân loại trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin liên quan tới bệnh trĩ nội.

Bệnh trĩ nội là tình trạng phình giãn quá mức của các tĩnh mạch trong ống hậu môn, tạo ra búi trí có chân nằm trên đường lược. Khi tình trạng trĩ nội gia tăng gây nghiêm trọng thì búi trĩ có thể nhô ra ngoài hậu môn và gây tình trạng đau đớn.

benh_tri_noi
Bệnh trĩ nội là gì?

Phân loại mức độ trĩ nội

Dựa trên mức độ tiến triển và nghiêm trọng của búi trĩ, bệnh trĩ nội được chia làm 4 cấp độ tương ứng với các giai đoạn phát triển của búi trĩ:

Trĩ nội độ 1: hình thành búi trĩ có kích thước nhỏ và nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.

Trĩ nội độ 2: búi trĩ có kích thước to hơn búi trĩ độ 1, có hiện tượng sa ra ngoài khi dùng sức ở hậu môn (ví dụ như khi đi đại tiện) nhưng có khả năng tự co lại khi không dùng sức nữa.

Trĩ nội độ 3: kích thước búi trĩ ngày càng lớn dần và có tình trạng sa ra ngoài và mất khả năng tự co lại, để búi trĩ vào trong hậu môn thì người bệnh cần tự đẩy vào.

Trĩ nội độ 4: kích thước búi trĩ lớn, sa hẳn ra ngoài hậu môn, không có khả năng tự co lại và không đẩy được vào lại trong hậu môn bằng tay.

benh_tri_noi_2
Phân loại mức độ bệnh trĩ nội

Nguyên nhân của bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội được cho rằng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau từ lối sống và chế độ ăn uống thiếu khoa học, một số khác do yếu tố khách quan tác động. Một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng trĩ nội được liệt kê dưới đây giúp bạn tránh được bệnh lý này hoặc hỗ trợ trong công tác điều trị:

  • Tuổi tác: Khi tuổi tác càng cao thì đồng nghĩa với việc hầu hết các cơ quan bước vào giai đoạn lão hóa và chức năng ngày càng suy yếu. Cơ hậu môn lúc nào sẽ không còn đủ khả năng nâng đỡ và bảo vệ các tĩnh mạch. Tuổi càng cao đồng nghĩa với xác suất mắc trĩ nội càng cao (trên thực tế, bệnh nhân bị trĩ nội chủ yếu có độ tuổi từ 45 tuổi trở lên).
  • Phụ nữ trong thai kỳ: Khi phụ nữ có thai, thai nhi hình thành tạo áp lực xuống các bộ phận bên dưới, trong đó có hệ thống tĩnh mạch tại hậu môn và trực tràng. Khi chịu áp lực quá lớn, các tĩnh mạch bị phình giãn tối đa và gây ra hiện tượng xuất huyết, chảy máu. Ngoài ra, tử cung co xu hướng mở rộng trong thai kỳ cũng là một trong những yếu tố gây trĩ nội ở phụ nữ mang thai.
  • Thói quen sinh hoạt không khoa học:

– Ngồi nhiều: Thời gian ngồi trong ngày quá lâu (16h/24h) là một trong những nguyên nhân chính gây trĩ nội ở người trẻ tuổi. Khi ngồi sẽ gây chèn ép tới các tĩnh mạch hậu môn và làm giảm nhu động ruột. Do đó, một trong những cách đơn giản nhất khắc phục tình trạng trĩ nội là hạn chế thời gian ngồi trong ngày.

– Ngồi quá lâu khi đi vệ sinh, nhịn đi đại tiện.

– Vệ sinh hậu môn không sạch sẽ.

– Không thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, ít vận động.

– Khiêng vác vật nặng thường xuyên.

– Quan hệ tình dục qua đường hậu môn.

  • Chế độ ăn uống không khoa học: Chế độ ăn uống giàu protein nhưng thiếu chất xơ, lượng nước cung cấp trong ngày dưới 1.5 lít có thể gây ra tình trạng táo bón kéo dài. Khi bị táo bón, các mạch máu ở hậu môn có nguy cơ cao bị tổn thương, độ đàn hồi giảm, gây phình giãn các tĩnh mạch, hình thành búi trĩ nội.
  • Bệnh lý: Tiêu chảy và táo bón mãn tính là 2 bệnh lý hàng đầu gây bệnh trĩ nội ở bệnh nhân do kích thích vùng hậu môn nóng lạnh bất thường. Ngoài ra bệnh nhân có khối u trong ổ bụng hay bệnh nhân u xơ phì đại tuyến tiền liệt cũng có nguy cơ cao bị trĩ nội.
    benh_tri_noi_4
    Nguyên nhân của bệnh trĩ nội

Triệu chứng của bệnh trĩ nội

Tùy vào từng giai đoạn phát triển của búi trĩ mà có các triệu chứng nhận biết điển hình khác nhau:

Khi bệnh nhân bị trĩ độ 1: bệnh nhân có hiện tượng đi vệ sinh ra máu (máu dính ở phân hoặc dính trên giấy vệ sinh) do các tĩnh mạch bị xuất huyết do bị phình giãn quá mức, tuy nhiên ở giai đoạn này bệnh nhân không phải chịu nhiều đau đớn. Với những bệnh nhân bị nặng hơn, máu có thể nhỏ từng giọt hoặc bắn thành tia từ búi trĩ.

Khi bệnh nhân bị trĩ độ 2: Búi trĩ có kích thước lớn hơn gây khó chịu cho người bệnh. Khi đi đại tiện hoặc khi rặn có thể nhìn thấy búi trĩ ở ngoài hậu môn và có khả năng tự co lại được.

Khi bệnh nhân bị trĩ độ 3 và 4: Cảm giác đau đớn tăng lên, đặc biệt là khi đi đại tiện hoặc hoạt động mạnh. Thường xuyên bị xuất huyết nhiều khi đi đại tiện hoặc rặn. Búi trĩ lúc này có kích thước lớn dễ dàng nhận biết: búi trĩ to, dày, màu đỏ sẫm.

Hướng dẫn chẩn đoán bệnh trĩ nội

Chẩn đoán bệnh trĩ nội có thể thông qua việc tìm hiểu chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày của bệnh nhân hoặc thông qua các xét nghiệm hóa sinh.

Khi tìm hiểu chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày, cần tìm hiểu kỹ về thói quen tập luyện, sức khỏe, tiền sử bệnh, nghề nghiệp, chế độ dinh dưỡng, có đang mang thai hay không… để xác định nguyên nhân gây ra trĩ nội.

Một số xét nghiệm có thể thực hiện bao gồm: xét nghiệm tìm máu trong phân, xét nghiệm máu, nội soi đại tràng, nội soi trực tràng, nội soi ống hậu môn. Từ các xét nghiệm trên có thể tìm được nguyên nhân hoặc loại bỏ nghi vấn để tiến hành tìm nguyên nhân khác, khảo sát tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân. Khi bệnh nhân bị xuất huyết nhiều và thiếu máu trong thời gian dài, cần tiến hành tầm soát ung thư đại tràng và hậu môn.

benh_tri_noi_1
Phát hiện sớm bệnh trĩ nội

Điều trị trĩ nội như thế nào?

Hiện nay điều trị trĩ nội có thể sử dụng phương pháp không dùng thuốc, phương pháp dùng thuốc hoặc các thủ thuật y tế, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của búi trĩ:

  • Biện pháp không dùng thuốc: áp dụng cho bệnh trĩ nội ở mức độ nhẹ và giai đoạn đầu của người bị trĩ.
  • Hạn chế thời gian ngồi trong ngày, tăng cường luyện tập phù hợp với bản thân.
  • Tránh mang vác đồ dùng nặng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: nhiều chất xơ, uống ít nhất 2 lit nước mỗi ngày; hạn chế sử dụng các thực phẩm khó tiêu; hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê…
  • Không hoạt động tình dục qua đường hậu môn.
  • Một số phương pháp điều trị tại nhà: tắm nước ấm để giảm cảm giác đau đớn do búi trĩ gây ra; sử dụng dầu dừa tại hậu môn; chườm đá.
  • Biện pháp dùng thuốc: áp dụng cho bệnh trĩ nội ở mức độ nhẹ nhưng cần thực hiện càng sớm càng tốt và cần tuân thủ điều trị nghiêm ngặt. Có thể kết hợp giữa thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt để nâng cao hiệu quả điều trị.
  • Thuốc giảm đau, kháng viêm: nên sử dụng các thuốc dạng đường uống (paracetamol, ibuprofen, diclofenac…)
  • Thuốc điều trị tại chỗ : bao gồm các dạng thuốc bôi và thuốc đặt hậu môn; có tác dụng trực tiếp lên búi trĩ, làm búi trĩ teo lại, tái tạo và tăng cường độ bền thành mạch cho các tĩnh mạch bị tổn thương.
  • Thuốc hỗ trợ tiêu hóa, làm mềm phân, tăng nhu động ruột, thích hợp sử dụng cho những người bị táo bón kéo dài.
  • Khi biện pháp không dùng thuốc và dùng thuốc không đem lại hiệu quả cao, các búi trĩ có biến chứng huyết khối thì nên sử dụng các thủ thuật y tế để tiến hành cắt bỏ búi trĩ để loại bỏ huyết khối. Hiện nay có nhiều cách để cắt búi trĩ được áp dụng trong các cơ sở y tế:
  • Trĩ nội độ 1 và độ 2: cắt búi trĩ bằng dây thun, vòng thắt cao su hoặc chích xơ. Khi sử dụng vòng thắt dây thun hoặc cao su quanh búi trĩ, gián đoạn dòng máu tới nuôi búi trĩ, khiến búi trĩ bị teo lại và tự rụng đi. Còn đối với phương pháp chích xơ, sử dụng chất làm xơ (thường dùng natri tetradecyl sulfate, quinine, urea hydrochloride, phenol, polidocanol) để làm xơ búi trĩ, búi trĩ cũng sẽ teo lại và tự rụng đi.
  • Trĩ nội độ 3 và độ 4: Đối với tình trạng búi trĩ đã trở nên to và nghiêm trọng, sử dụng phương pháp cắt Longo, HCPT, PPH hoặc phương pháp khâu triệt mạch, phương pháp quang đông hồng ngoại.

Phòng ngừa bệnh trĩ nội như thế nào?

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ nội:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: nhiều chất xơ, uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày; hạn chế sử dụng các thực phẩm khó tiêu; hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê…
  • Kết hợp với các thuốc tốt cho tiêu hóa để tránh tình trạng táo bón.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao.
  • Hạn chế ngồi lâu, tránh tăng áp lực lên hệ thống tĩnh mạch tại hậu môn.
  • Tránh dùng sức rặn khi đi đại tiện.
  • Xây dựng thói quen đi đại tiện vào một thời điểm cố định trong ngày. Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn.
  • Đối với phụ nữ mang thai, cần xây dựng chế độ ăn uống và rèn luyện phù hợp, vận động nhẹ nhàng, bổ sung các thực phẩm giàu sắt.
    benh_tri_noi_3
    Phòng ngừa bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội có chữa được không?

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ nên khó để kiểm soát. Ở giai đoạn đầu của trĩ nội, các triệu chứng cũng không rõ ràng và khó nhận biết. Người có dấu hiệu nghi ngờ nên sớm tới bệnh viện kiểm tra để phát hiện bệnh sớm nhất. Bệnh trĩ nội nếu được phát hiện sớm có thể điều trị dứt điểm và xác suất tái phát thấp. Nếu không, khi tình trạng bệnh nghiêm trọng thì sẽ khó điều trị khỏi hoàn toàn. Khả năng cao để lại biến chứng và có thể tái phát sau điều trị.

Xem thêm thuốc có cùng tác dụng:

Thuốc điều trị vết thương hở Healit gel có tác dụng gì? Mua ở đâu?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *