Cây cà gai leo

Xuất bản: UTC +7

Cây cà gai leo hiện là cây thuốc được săn đón nhiều nhất vì những công dụng tuyệt vời của nó cho sức khỏe, đặt biệt là có tác dụng bảo vệ gan, hạ men gan, hỗ trợ điều trị viêm gan virus, xơ gan, giải độc bia rượu không thua kém thuốc tân dược… Song tường tận về loại cây này để chọn và sử dụng đúng thì không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu đặc điểm của cây thuốc này, phân biệt với những loại cây khác để có kinh nghiệm chọn cho mình sản phẩm tốt và hiệu quả nhất khi có nhu cầu sử dụng.

I. ĐÔI NÉT CẦN BIẾT VỀ CÂY CÀ GAI LEO

1. Tên khác: Cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, gai cườm.

2. Tên khoa học: Solanum hainanense – Hance Solanaceae.

3. Đặc điểm hình dáng cây cà gai leo

  • Là loại cây có thân leo, dài từ 60-100cm, cây nhỏ và sống lâu năm, mùa sinh trưởng thường là tháng 4-5. Cà gai leo thường bò sát trên mặt đất hoặc leo bám ở trên thân của các cây khác. Các nhánh có thể dài tới 6m hoặc dài hơn.
  • Cây phần cành nhánh nhiều, các nhánh có thể dài tới 6m hoặc hơn. Thân nhẵn, hóa gỗ. Các cành cây non tỏa rộng có phủ lông tơ dày, hình sao và cả thân có một lượng gai cong màu vàng phân bố gần nhau.
  • Lá mọc so le nhau, có hình bầu dục hay thuôn, gốc lá tròn hoặc có hình nêm, đầu tù. Phiến lá to xẻ thùy không đều, mặt trên sẫm hơn mặt dưới , mặt dưới màu nhạt hơn phủ đầy lông tơ màu trắng, cả hai mặt lá đều có những gai nhỏ ở gân chính, nhất là ở mặt trên. Cuống lá cũng có gai.
  • Hoa nở vào tháng 4-6, khi nở thì có màu trắng hoặc hơi phớt tím, có hình xim, mọc ở nách lá thành những cụm nhỏ, mỗi cụm nhỏ thường có 2-5 hoa, cũng có khi 7-9 hoa. Nhị có màu vàng, chỉ nhị phình ở gốc. Đài hoa có lông, xẻ thành 4 thùy hình trái xoan nhọn.
  • Mùa quả tháng 7-9, quả cây cà gai leo hình cầu nhẵn, mọng, có cuống dài, khi xanh có màu xanh sẫm và khi chín có màu đỏ tươi, đường kính khoảng 5-7mm. Hạt có hình thận dẹt, màu vàng.

4. Đặc biệt lưu ý dễ nhầm lẫn khi nhận dạng cây cà gai leo 

Cây cà gai leo là loại cây dễ bị nhầm lẫn nhất trong dân gian, mà phổ biến là sự nhầm lẫn với cây Cà dại hoa tím hay cà thorel (có tên khoa học là Solanum thorelii Bonati), không được dùng làm dược liệu vì tác dụng dược lý của nó rất yếu. Đây là loại cà có hình tháy cây rất giống cây cà gai leo, nên để phân biệt rõ 2 loại cà này chỉ có cách dựa vào hình thái hoa của cây:

Cà gai leo  Cà dại hoa tím (cà thorel)
– Hoa có 4 cánh rời.
– Có màu trắng hoặc chỉ hơi phớt tím
– Mùa hoa thường ra vào tháng 4 – 6.
– Hoa có 5 cánh liền
– Có màu tím
– Mùa hoa thường vào tháng 7-9

 

Ngoài ra, cũng có một số loại cà khác tuy không phổ biến bằng nhưng cũng hay bị người dân nhầm lẫn với cây cà gai leo.

 

Cà tàu    Cà dại    Cà gai (Giã Dã)    Cà độc dược
Mặt lá không có lông, cây ít phân cành, quả xanh có khoang, khi chín có màu vàng đến cam. Cây có độc. Lá lớn, ít lông tơ. Hoa 5 cánh liền, mọc thành chùm  Cây chi chít gai, không có lông. Quả lớn trên 1-2cm. Cây độc, chỉ dùng ngoài chữa mụn nhọt, không được uống Cây độc, dùng để chữa hen, có tác dụng hoàn toàn khác với cây cà gai leo.
 Cà tàu   Cà dại     Cà gai (Giã Dã)  Cà độc dược

 

5. Phân bố sinh thái

  • Cây cà gai leo thường phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và miền trung du, không thấy xuất hiện ở miền núi. Các tỉnh có cà gai leo mọc thường ven biển từ Hải Phòng đến Bình Thuận.
  • Cây ưa ẩm, ưa sáng, hơi chịu bóng, thường mọc quanh làng, bãi hoang, chỗ nhiều ánh sáng. Cây sinh trưởng phát triển tốt, có khả năng tái sinh tự nhiên từ hạt hoặc từ các phần còn sót lại sau khi bị chặt. Ngoài ra, có thể trồng cà gai leo vào mùa xuân từ các đoạn và cành sẽ mọc thành cây mới.
  • Cà gai leo mọc hoang là chất lượng nhất, tuy nhiên nguồn mọc tự nhiên hiện nay hầu như không thấy do khai thác bừa bãi. Vì thế, hiện nay, nhiều cơ sở, công ty dược đã đầu tư trồng Cà gai leo sạch và có thể khai thác mỗi năm hàng chục tấn để phục vụ nhu cầu sử dụng trong nhân dân.

6. Bộ phận dùng

Rễ, cành lá, thu hái quanh năm, phơi hay sấy khô. Có khi dùng cả tươi.

7. Tính vị công năng

Vị hơi the, đắng, có tính ấm, tác dụng tiêu độc, trừ ho, tán phong thấp, giảm đau.

8. Thành phần hóa học

Rễ cây có chứa tinh bột và đặc biệt chứa các hoạt chất chất như ancaloid, glycoancaloid… có tác dụng bảo vệ tế bào gan, hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan virus, ngăn chặn sự phát triển của xơ gan nên dùng điều trị các bệnh lý gan mật.

II. CÔNG DỤNG CỦA CÂY CÀ GAI LEO

1. Trong kinh nghiệm dân gian và y học cổ truyền

Cây cà gai leo được sử dụng rất phổ biến trong dân gian và được ghi lại trong các sách y học cổ truyền với các bài thuốc sau:

  • Chữa rắn cắn: Cấp cứu người bị rắn cắn, dân gian thường lấy 30-50g rễ cà gai leo tươi, rửa sạch, giã thật nhỏ rồi hòa vào 200ml nước, chắt nước uống tức thì, uống 2 lần/ngày. Người bị rắn cắn sẽ thấy bớt đau nhức ngay. Các ngày tiếp theo vẫn uống nước sắc của rễ cà gai leo khô (10-30g rễ khô, sao vàng, nấu với 600ml nước còn khoảng 200ml là được). Ngày 2 lần, uống 3-5 ngày sẽ khỏi hẳn. Bài thuốc này đã được Bệnh viên Hưng Nguyên (Nghệ An) áp dụng và chữa khỏi hoàn toàn cho 14 bệnh nhân, trong đó có trường hợp nguy kịch.
  • Chữa tê thấp: Rễ cà gai leo, dây chiều, dây gắm, rễ xích đồng nam, rễ thổ phục linh, dây mặt quỷ, dây tơ xanh, vỏ thân ngũ gia bì (mỗi loại 1kg), cành hoặc lá vông nem, dây đau xương (mỗi loại 5 lạng). Các nguyên liệu chặt nhỏ, nấu với nước nhiều lần để được 1l cao, sau đó thêm 500g đường, cô đặc còn 700ml. Khi nguội, đổ thêm 300ml rượu 30 độ. Tích trữ nơi thoáng mát, ngày dùng 60ml chia làm 2 lần, mỗi lần 30ml. (Theo kinh nghiệm của HTX Hợp Châu).
  • Chữa ho gà: Lá chanh (30g), rễ cà gai leo (10g). Sắc uống làm 2 lần/ngày. Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.

Cà gai leo đặc biệt được ưa chuộng hơn cả là các bài thuốc trị bệnh về gan và giải rượu. Những bài thuốc này cho đến nay vẫn được áp dụng và mang lại hiệu quả nhất định.

  • Vàng mắt, vàng da, mẩn ngứa, mụn nhọt: Lấy thân, lá, rễ cà gai leo hãm nước uống hàng ngày. Ngoài ra, cây cà gai leo là loại cây không có tác dụng phụ nên mọi người có thể dùng hàng ngày ngay cả khi không mắc bệnh gì để tăng cường chức năng gan, giúp gan khỏe mạnh.
  • Hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan: Toàn bộ thân, rễ, lá cà gai leo 30g, dừa cạn 10g, chó đẻ răng cưa 10g. Tất cả đem sao vàng, sắc uống 1 thang/ngày.
  • Dùng giải rượu: Cà gai leo dùng để chữa ngộ độc rượu rất tốt. 100g cà gai leo (toàn cây) khô sắc với 400ml nước còn khoảng 150ml, uống khi còn ấm, dùng trong ngày. Thậm chí, cà gai leo có tác giải rượu mạnh đến nỗi khi uống rượu chỉ cần nhấm rễ hoặc dùng rễ chà răng sẽ không bị say, nếu bị say lấy 50g cà gai leo khô hãm với nước sôi, uống thay nước sẽ nhanh chóng tỉnh táo.
  • Hạ men gan, giải độc gan: Dùng 35g cà gai leo (toàn cây) khô, nấu với 1l nước, còn 300ml uống trong ngày thành 3 lần.

Dựa theo các bài thuốc cổ truyền trị bệnh gan, hiện nay, cà gai leo đã được nghiên cứu chuyên sâu, bài bản với hàng trăm công trình khoa học để đáp ứng nhu cầu trị bệnh gan ngày càng tăng cao trong cộng đồng.

  • Cà gai leo có tác dụng hạ men gan nhanh chóng

Công dụng này đã được cố GS. Phạm Kim Mãn nghiên cứu ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước. Bởi các bệnh gan thường kèm theo men gan tăng nên trong các nghiên cứu về sau, hầu như nghiên cứu nào cũng chỉ ra rằng thảo dược này giúp men gan trở về bình thường nhanh chóng.

  • Cà gai leo là thảo dược duy nhất đến nay được kiểm chứng lâm sàng có hiệu quả hỗ trợ bệnh viêm gan virus

Các đề tài nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính thể hoạt động tại các bệnh viện lớn là Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện 354, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 đã chứng minh hoạt chất glycoalkaloid có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan virus, nhất là viêm gan B mạn thể hoạt động hiệu quả không thua kém gì so với thuốc tân dược. Các bệnh nhân thử nghiệm được uống thuốc từ cà gai leo mỗi ngày 6 viên trong vòng 3 tháng. Kết quả các bệnh nhân đều cả thiện nhanh các triệu chứng lâm sàng của bệnh như vàng da, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, đau tức hạ sườn, men gan trở về chỉ số bình thường sau 2 tháng. Sau 3 tháng đã giảm được nồng virus trong máu, virus viêm gan dưới ngưỡng phát hiện, thậm chí xuất hiện bệnh nhân âm tính với virus.

  • Cà gai leo hỗ trợ điều trị xơ gan, làm chậm quá trình tiến triển của xơ gan 

Đề tài cấp nhà nước của TS. Nguyễn Thị Minh Khai và các công trình nghiên cứu khoa học năm 1987-2000 của Viện Dược liệu trung ương đã công bố chiết xuất Cà gai leo với hoạt chất glycoalkaloid có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của xơ gan rõ rệt thông qua cơ chế ức chế sự tạo thành sợi collagen trong các tế bào gan.

  • Cà gai leo giúp giải độc gan, hạn chế tổn thương gan 

Đề tài khoa học của Tiến sỹ y học Nguyễn Phúc Thái: “Nghiên cứu lâm sàng tổn thương gan và tác dụng bảo vệ gan của Cà gai leo” năm 1998 kết luận dịch chiết từ cây cà gai leo giúp bảo vệ gan trong môi trường độc hại, giảm thiểu tối đa hủy hoại tế bào gan và giảm bớt các biểu hiện tổn thương ở gan.

Nói về cây thuốc này, GS.TS Nguyễn Văn Mùi (Nguyên PGĐ kiêm Chủ nhiệm Bộ môn Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y 103) còn khẳng định thêm: “Riêng về điều trị các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm gan B mạn tính thể hoạt động thì cây Cà gai leo thể hiện tính ưu việt tuyệt đối so với các cây thuốc khác được biết đến từ trước đến nay. VÌ thế, có thể khẳng định rằng Cà gai leo là cây thuốc vô cùng quý đối với người bệnh gan.”

III. CÁC CÁCH SỬ DỤNG CÂY CÀ GAI LEO HAY NHẤT 

Cà gai leo có cách sử dụng rất phong phú, người dân có thể sử dụng dạng sắc nước, dạng cao hay các sản phẩm được bào chế thành viên nén. Mỗi cách sử dụng sẽ có những tiện lợi và nhược điểm của nó. Người dùng có thể tham khảo các cách sau để lựa chọn cho mình cách phù hợp nhất để thuận tiện cho việc chăm sóc lá gan, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan.

1. Dạng sắc nước 

Đây là dạng đơn giản và dễ áp dụng nhất. Người dùng có thể mua cà gai leo đã phơi sấy, sao tẩm hoặc mua dạng tươi về phơi khô để dùng dần. Tuy nhiên, không phải người dùng cứ đem Cà gai leo ra sắc uống là được mà phải quan tâm đến liều lượng mới đem lại hiệu quả cao trong việc phòng và trị bệnh gan. Định lượng cà gai leo phù hợp nhất là từ 50-60g khô/người/ngày. Người dùng có thể dùng theo hai cách là sắc uống và hãm nước.

  • Với cách sắc uống: Cà gai leo trước khi sắc phải đem rửa qua nước sạch. Đun với 1 lít nước, khi sôi duy trì lửa nhỏ trong thời gian 10 phút. Sau đó chắt nước ra để uống hàng ngày. Nước cà gai leo ngon nhất là khi uống lạnh.
  • Với cách hãm nước: Cà gai leo rửa sạch, tráng qua 1 lần bằng đun sôi, thêm 700ml nước sôi rồi ủ trong 30 phút là dùng được.

Tuy đơn giản nhưng người dùng cần hết sức lưu ý bởi như đã đề cập, cây cà gai leo rất dễ nhầm lẫn với các loại cây khác nên khi mua rất dễ mua phải hàng “dởm”, nhất là khi mua dược liệu khô sẽ không thể phân biệt được cà gai leo có chuẩn hay không. Nếu dùng phải cà độc dược hay cà dại thậm chí còn gây hại cho sức khỏe. Vì thế, để tránh nhầm lẫn, tốt nhất là mua cà gai leo tại các cửa hàng dược liệu hoặc công ty có uy tín.

Mua ngay cà gai leo khô tại đây hoặc gọi Hotline: 19006482 – 0912571190 để được mua sản phẩm có chất lượng tốt nhất.

2. Dạng cao 

Dạng cao Cà gai leo cũng đang là sự lựa chọn của nhiều người. Bởi với dạng đặc nên hàm lượng dược chất lớn hơn so với dạng sắc uống, người dùng chỉ cần dùng với lượng nhỏ mà vẫn cho hiệu quả điều trị bệnh gan rất tốt. Mỗi ngày, người bệnh chỉ cần dùng 3-4g cao đặc (tương đương 1/6 thìa cà phê), pha với 200ml là có thể dùng ngay, tiện dụng hơn rất nhiều so với việc sắc hãm cầu kì, phức tạp.

Tối ưu như vậy nhưng người dùng cũng cần biết rằng không phải cao cà gai leo nào cũng tốt mà chất lượng của nó phụ thuộc rất nhiều vào dược liệu đầu vào và quá trình cô cao. Cũng như cà gai leo phơi khô, khi nấu thành dạng cao, người dùng sẽ không thể phân biệt được đó có phải 100% cà gai leo hay có pha trộn các dược liệu khác. Ngoài ra, nhiều cơ sở nhỏ lẻ thường cô cao thủ công tự nấu, nhiệt độ không ổn định, thời gian không chuẩn nên cũng làm giảm chất lượng của cao. Do đó, người mua phải hết sức tỉnh táo khi lựa chọn mua cao, chỉ nên mua của các công ty uy tín, tránh việc mua phải cao chất lượng kém.

3. Dạng viên nén

Đây là dạng tiện dụng nhất và rất thích hợp để mang đi xa, không phải mất công pha chế hay đun hãm. Hơn nữa, dạng viên nén được bào chế dưới dạng cao khô (đã làm mất nước) nên thời gian bảo quản được lâu hơn rất nhiều. Trong các sản phẩm từ Cà gai leo dạng viên nén hiện nay thì TPBVSK Giải độc gan Tuệ Linh là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam chứa cao cà gai leo và cao mật nhân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *