Contents
8 điều cực kỳ thú vị về não bộ
Dẫn truyền xung thần kinh siêu tốc
Tốc độ dẫn truyền xung thần kinh đến và đi từ não bộ vào khoảng hơn 270km/h (nghĩa là chỉ mất chưa đến 2% giây để truyền từ ngón chân lên đến não). Có bao giờ bạn tự hỏi làm thế nào bạn có thể phản ứng rất nhanh với những tác động xung quanh bạn chưa, hay tại sao mà chân bạn cảm thấy đau gần như ngay lập tức sau khi bị dẫm phải? Đó là do sự chuyển động siêu tốc của xung thần kinh từ não đến các phần còn lại của cơ thể bạn và ngược lại, mang lại phản ứng với tốc độ của một chiếc xe thể thao đời mới nhất chạy với tốc độ cao.
Não tỏa năng lượng
Khi não hoạt động, nó tỏa ra cùng một lượng năng lượng với một chiếc bóng đèn 10watt. Các hình ảnh quảng cáo mô tả một chiếc bóng đèn phát sáng trên đầu khi ai đó nghĩ ra một sáng kiến lớn thực chất mô tả đúng nghĩa đen của quá trình này. Và bởi não con người luôn hoạt động, nên nó luôn tạo ra năng lượng như một bóng đèn nhỏ không bao giờ tắt, ngay cả khi bạn đang ngủ.
Dung lượng bộ nhớ khổng lồ
Theo bạn, con người có thể “nhớ” được lượng thông tin lớn bao nhiêu? Câu trả lời có thể sẽ khiến bạn bất ngờ. Các tế bào não của con người có thể nắm giữ lượng thông tin nhiều gấp 5 lần Bách khoa toàn thư Britannica (cuốn từ điển bách khoa toàn thư bằng tiếng Anh lâu đời nhất thế giới). Hoặc bất kỳ cuốn bách khoa toàn thư nào khác mà bạn biết. Các nhà khoa học vẫn chưa có một con số thống nhất, nhưng dung lượng lưu trữ của não bộ về mặt điện tử có thể lên đến 1.000 terabyte. Lưu trữ quốc gia của Anh, chứa hơn 900 năm lịch sử, chỉ chiếm 70 terabyte, một sự so sánh khiến bộ nhớ của bộ não thực sự ấn tượng.
Não “ngốn” nhiều ôxy nhất
Đố bạn, các cơ bắp tay, bắp chân hay bộ phận nào tiêu tốn nhiều ôxy nhất trong cơ thể? Thật ra, câu trả lời lại là một đáp án khác. Bộ não của bạn sử dụng 20% lượng ôxy đi vào máu. Bộ não chỉ chiếm khoảng 2% khối lượng cơ thể của chúng ta, nhưng tiêu thụ ôxy nhiều hơn bất kỳ cơ quan nào khác trong cơ thể, điều này khiến nó cực kỳ dễ bị tổn thương khi thiếu ôxy. Vì vậy, hít thở thật sâu sẽ giữ cho bộ não “hạnh phúc trong đại dương ôxy”.
Não không bao giờ ngủ
Theo bạn, ban đêm não có nghỉ ngơi như con người? Một cách hợp lý, đa phần chúng ta đều nghĩ rằng quá trình làm việc, suy nghĩ, tính toán phức tạp, tương tác chung của con người trong giờ làm việc sẽ tiêu tốn rất nhiều sức mạnh của bộ não hơn so với việc nằm trên giường. Thực ra, điều ngược lại mới đúng. Ban đêm não vẫn hoạt động và hoạt động nhiều hơn ban ngày. Tức là thời gian khi chúng ta đi ngủ mới là thời gian làm việc tích cực của bộ não. Các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích cho điều này nhưng bạn có thể cảm ơn những công việc vất vả và thầm lặng của bộ não trong khi bạn ngủ đã mang lại cho chúng ta tất cả những giấc mơ dễ chịu.
Não càng thông minh thì càng có nhiều giấc mơ
Các nhà khoa học nói rằng chỉ số I.Q. của bạn càng cao, bạn càng có nhiều giấc mơ. Điều này đúng, nhưng đừng nghĩ rằng nếu bạn không thể nhớ những giấc mơ của mình nghĩa là bạn đang có dấu hiệu xuống tinh thần. Hầu hết chúng ta không nhớ nhiều về những giấc mơ của mình và thật bất ngờ khi biết rằng chiều dài của hầu hết những giấc mơ thường rất ngắn, đôi khi chỉ vào khoảng 2-3 giây.
Bộ não chứa 80% nước
Chúng ta đều quen với những mô hình và hình ảnh bộ não con người thể rắn, màu xám trên truyền hình. Thật ra không phải vậy. 80% trọng lượng của não bộ là nước. Mô não sống là một khối ướt, màu hồng và dạng giống như thạch nhờ vào vô số các mạch máu và hàm lượng nước cao của mô. Vì vậy, lần sau khi bạn đang cảm thấy mất nước hãy uống thứ gì đó để bộ não của bạn đỡ “khát”.
Não không biết đau
Nhiều người, trong đó có thể có bạn, vẫn tin rằng não là cơ quan dễ bị cảm giác đau nhất, thế nên loài người và nhiều loài động vật khác phải giấu bộ não trong hộp xương sọ dày chắc chắn. Điều này không hoàn toàn đúng. Như đã nói ở trên, bộ não ở dạng mềm giống như thạch và rất dễ bị tổn thương. Thế nhưng bản thân bộ não tự nó không thể cảm thấy đau đớn. Vậy thì điều gì khiến bạn hay thấy mình bị đau đầu như búa bổ? Câu trả lời là: do bộ não được bao quanh bởi vô số các mô, các dây thần kinh và mạch máu chứa nhiều các tế bào tiếp nhận đau đớn và nó chính là trung tâm tiếp nhận cảm đau đớn khi cơ thể bạn bị tổn thương.